Đặc sản thịt rừng làm từ... heo đông lạnh

Sáng 30- 6, Đoàn Kiểm tra Liên ngành huyện Bình Chánh – TP HCM đã kiểm tra cơ sở sơ chế sản phẩm động vật không phép nằm trong hẻm C5 đường Phạm Hùng (thuộc ấp 4A, xã Bình Hưng) do bà Nguyễn Thị Kim Thy (SN 1982 làm chủ).
Tại hiện trường ghi nhận có 4 tủ cấp đông chứa nhiều loại thịt để trong khay xốp. Đáng chú ý, trong khi những túi nilong đã đóng gói, hút chân không ghi nhãn là thịt nai, thịt đà điểu, thịt nhím... thì loại chưa đóng gói có hình dạng tương tự chủ hàng khai là thịt heo.
Tại cơ sở có máy đóng gói mini, rất nhiều bao bì, nhãn mác in nhãn chung chung là thịt nhím, nai, đà điểu... (không có nhãn nào ghi thịt heo) với những mỹ từ như: “thực phẩm của thời đại”, “thực phẩm của thế kỷ 21”, “từ trang trại Khánh Hòa”, “từ trang trại nuôi Sóc Trăng”, “của Công ty TNHH một thành viên (không có tên – PV),… nhưng lại không ghi địa chỉ, điện thoại liên lạc.
Ngoài ra, cơ sở còn có máy khò tự chế, lọ đựng hóa chất sử dụng gần hết trong khu vực sơ chế.
Bà Thy cho biết các loại thịt trên chủ yếu được bán vào các nhà hàng, tiệc cưới ở các tỉnh với giá khá mềm như: thịt nhím 115.000 đồng/kg, đà điểu 95.000 đồng/kg, thịt nai 97.000 đồng/kg. Đối với phần thịt heo, bà trình bày mua ở chợ Bình Điền (quận 8) với giá 85.000 đồng/kg (thịt nạc và thịt bắp đùi) về chia ra khay 1kg, đông lạnh, hút chân không rồi bán đi các tỉnh.
Cơ sở in sẵn rất nhiều bao bì nhãn mác các loại thịt đặc sản
Sau khi kiểm tra lượng hàng thực tế, ghi nhận có 654 kg thịt các loại, trong đó có 434 kg thịt heo chưa ghi nhãn, 128 kg cánh và bao tử đà điểu trên nhãn ghi của Công ty Khatoco, 92 kg thịt (tương đương 92 khay) được đóng nhãn là thịt nhím, nai, đà điểu trong khi hình thức tương tự như thịt heo chưa đóng gói.
Đoàn Liên ngành đã lập biên bản vi phạm hành chính chủ hàng và tiến hành niêm phong, tạm giữ lô hàng để lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về vi sinh, chất bảo quản để xử lý tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Tại hội nghị tổng kết dự án “Ứng dụng hệ thống chất lượng xây dựng vùng sản xuất nhãn xuồng đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc” diễn ra hôm 4-12, hầu hết ý kiến của các đại biểu đều cho rằng, nếu dự án này được triển khai rộng rãi thì người dân sẽ được lợi nhiều mặt.

Ngoài ra, để góp phần vào sự phát triển bền vững của lĩnh vực nông nghiệp, các ngành hữu quan đã xây dựng nhiều mô hình quản lý rầy nâu bằng biện pháp sinh học kết hợp công nghệ sinh thái, mô hình sản xuất lúa sử dụng phân hữu cơ...

Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2013-2014 bắt đầu triển khai xuống giống trà 1 vào ngày 25/12. Thế nhưng, nhiều nông dân huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam vẫn loay hoay với nỗi lo thiếu giống và tình hình vật tư nông nghiệp tăng cao.

Thời gian gần đây, cây mít Thái được trồng ở huyện Chơn Thành (Bình Phước) bị bệnh sâu đục trái, gây thối nhũn làm giảm năng suất, chất lượng trái. Đồng thời giá mít rớt mạnh gây thiệt hại nặng về kinh tế cho nông dân.

Thời điểm này, người dân trong tỉnh Bình Phước đang vào mùa thu hoạch mì nhưng giá lên xuống thất thường đang là nỗi lo của nhiều nông dân. Hiện giá mì tươi chỉ khoảng 1.200-1.300 đồng/kg, thấp hơn so với mọi năm từ 300-500 đồng/kg.