Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đặc sản thịt rừng làm từ... heo đông lạnh

Đặc sản thịt rừng làm từ... heo đông lạnh
Publish date: Wednesday. July 1st, 2015

Sáng 30- 6, Đoàn Kiểm tra Liên ngành huyện Bình Chánh – TP HCM đã kiểm tra cơ sở sơ chế sản phẩm động vật không phép nằm trong hẻm C5 đường Phạm Hùng (thuộc ấp 4A, xã Bình Hưng) do bà Nguyễn Thị Kim Thy (SN 1982 làm chủ).

Tại hiện trường ghi nhận có 4 tủ cấp đông chứa nhiều loại thịt để trong khay xốp. Đáng chú ý, trong khi những túi nilong đã đóng gói, hút chân không ghi nhãn là thịt nai, thịt đà điểu, thịt nhím... thì loại chưa đóng gói có hình dạng tương tự chủ hàng khai là thịt heo.

Tại cơ sở có máy đóng gói mini, rất nhiều bao bì, nhãn mác in nhãn chung chung là thịt  nhím, nai, đà điểu... (không có nhãn nào ghi thịt heo) với những mỹ từ như: “thực phẩm của thời đại”, “thực phẩm của thế kỷ 21”, “từ trang trại Khánh Hòa”, “từ trang trại nuôi Sóc Trăng”, “của Công ty TNHH một thành viên (không có tên – PV),… nhưng lại không ghi địa chỉ, điện thoại liên lạc.

Ngoài ra, cơ sở còn có máy khò tự chế, lọ đựng hóa chất sử dụng gần hết trong khu vực sơ chế.

Bà Thy cho biết các loại thịt trên chủ yếu được bán vào các nhà hàng, tiệc cưới ở các tỉnh với giá khá mềm như: thịt nhím 115.000 đồng/kg, đà điểu 95.000 đồng/kg, thịt nai 97.000 đồng/kg. Đối với phần thịt heo, bà trình bày mua ở chợ Bình Điền (quận 8) với giá 85.000 đồng/kg (thịt nạc và thịt bắp đùi) về chia ra khay 1kg, đông lạnh, hút chân không rồi bán đi các tỉnh.

Cơ sở in sẵn rất nhiều bao bì nhãn mác các loại thịt đặc sản

Sau khi kiểm tra lượng hàng thực tế, ghi nhận có 654 kg thịt các loại, trong đó có 434 kg thịt heo chưa ghi nhãn, 128 kg cánh và bao tử đà điểu trên nhãn ghi của Công ty Khatoco, 92 kg thịt (tương đương 92 khay) được đóng nhãn là thịt nhím, nai, đà điểu trong khi hình thức tương tự  như thịt heo chưa đóng gói.

Đoàn Liên ngành đã lập biên bản vi phạm hành chính chủ hàng và tiến hành niêm phong, tạm giữ lô hàng để lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về vi sinh, chất bảo quản để xử lý tiếp theo.


Related news

Liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị hướng mới cho nông dân Liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị hướng mới cho nông dân

Tại hội thảo triển khai liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Bình Phước diễn ngày 6-5, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phan Văn Đon cho biết: Hội thảo mở ra hướng đi mới về gắn kết doanh nghiệp với nông dân trong thực hiện liên kết trồng gấc chuỗi giá trị.

Wednesday. May 13th, 2015
Đua trồng mắc ca, có ngày mắc... nợ! Đua trồng mắc ca, có ngày mắc... nợ!

Diện tích cây mắc ca ở các tỉnh Tây Nguyên đang tăng lên chóng mặt trong khi hiệu quả từ loài được cho là “cây tỉ đô” này lại không như kỳ vọng Khảo sát tại nhiều vườn mắc ca của người dân ở Đắk Lắk và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy cây ra hoa nhiều, cho rất ít trái, rụng nhiều.

Wednesday. May 13th, 2015
Thúc đẩy sản xuất giống lúa lai Thúc đẩy sản xuất giống lúa lai

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG), vụ Đông Xuân vừa qua, theo tính toán của nông dân tỉnh Quảng Nam, mỗi ha sản xuất hạt giống lúa lai F1 mang lại lợi nhuận nhiều hơn 40 triệu đồng/vụ so với lúa thường.

Wednesday. May 13th, 2015
Giá lúa tăng, nông dân không còn lúa bán Giá lúa tăng, nông dân không còn lúa bán

Những ngày qua, giá lúa khô trên địa bàn huyện Vị Thủy (Hậu Giang) có chiều hướng tăng cao sau thời gian sụt giảm. Cụ thể, giá lúa OM 4900 được mua với giá 6.000 đồng/kg, các giống còn lại từ 5.500 - 5.800 đồng/kg tùy loại.

Wednesday. May 13th, 2015
2 cây nhãn da bò kháng bệnh chổi rồng 2 cây nhãn da bò kháng bệnh chổi rồng

Trong khi nhà vườn trồng nhãn da bò khu vực ĐBSCL đang đau đầu với dịch bệnh chổi rồng thì tại vườn của ông Tô Văn Bảy (Bảy Tô, 56 tuổi, ngụ ấp An Thạnh, xã An Bình - Long Hồ - Vĩnh Long) có 2 cây nhãn da bò không nhiễm bệnh và đang tươi tốt.

Wednesday. May 13th, 2015