Đã Xuất Khẩu Được Gần 4,4 Triệu Tấn Gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ 1 đến 11/9, cả nước đã xuất khẩu được 127.526 tấn gạo, trị giá FOB 52,008 triệu USD, trị giá CIF 57,210 triệu USD.
Như vậy, giá xuất khẩu gạo bình quân trong những ngày đầu tháng 9 đạt 407,82 USD/tấn, giảm nhẹ so với mức giá bình quân 431,12 USD/tấn của tháng 8.
Lũy kế từ đầu năm đến ngày 11/9, xuất khẩu gạo đạt 4,371 triệu tấn, trị giá FOB 1,883 tỷ USD, trị giá CIF 1,989 tỷ USD.
Cũng theo VFA, trong tuần đến ngày 11/9, giá lúa gạo tại khu vực ĐBSCL khá ổn định so với tuần trước đó. Cụ thể, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.650-5.750 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.900-6.000 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.500-7.600 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.400-7.500 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 9.100-9.200 đồng/kg, gạo 15% tấm 8.800-8.900 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 8.250-8.350 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, do đầu ra bấp bênh và giảm liên tục, người chăn nuôi cả nước tiếp tục chịu cảnh thua lỗ. Không có vốn để tái đàn, thay vì làm ông chủ, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi gia công cho các công ty chăn nuôi nước ngoài. Nếu không sớm có giải pháp khắc phục, chỉ một thời gian ngắn nữa, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ lệ thuộc 100% vào nước ngoài.

Những ngày này, trên những tuyến đường Cái Răng - Phụng Hiệp xuống Sóc Trăng, Cần Thơ - Mỹ Khánh vô thị trấn Phong Điền (TP Cần Thơ) và hai bên đường 91B, chỗ nào cũng bày bán trái dâu xanh, dâu vàng ngồn ngộn.

Sau 6 tháng thả nuôi, hàu phát triển rất nhanh, có khả năng thích nghi và phát triển tốt. Kết quả, tỷ lệ sống đạt trên 65%, trọng lượng bình quân đạt 12 con/kg, sản lượng hàu đạt 677 kg, với giá bán 32.000 đ/kg, tổng thu trên 21 triệu đồng, trừ chi phí khoảng 14 triệu, lãi trên 7 triệu (nếu quy trên héc ta thì lãi 1,4 tỷ đ/ha).

“1 phải, 5 giảm”- mô hình phát triển lúa bền vững, không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực cho người sản xuất, mà còn góp phần bảo vệ môi trường nên được nông dân huyện Thoại Sơn áp dụng trên diện tích 9.300 héc-ta.

Tuy nhiên sản lượng khai thác hàng năm tăng không đáng kể, thu nhập còn bấp bênh bởi sự đầu tư về trang thiết bị còn hạn chế, ngư dân chưa đủ điều kiện lắp đặt các loại máy móc hiện đại.