Cuộc sống lên hương theo cây cà phê Catimor
Gia đình bà Lê Thị Lý (bản Cang, xã Ẳng Nưa) hiện đang trồng 2,5ha cà phê Catimor. Bà Lý bắt đầu trồng cà phê từ 1996. “Trước đây, diện tích đất nương nhà tôi chủ yếu trồng sắn, ngô.
Do thời tiết bất lợi và giá trị kinh tế của sắn, ngô thấp nên thu nhập của gia đình cũng chỉ đủ ăn. Năm 1996, gia đình tôi bắt đầu trồng cà phê thử nghiệm theo sự khuyến khích của chính quyền địa phương.
Ban đầu chỉ trồng 2-3 sào, chưa quen chăm bón, chưa rành kỹ thuật nên năng suất, sản lượng đạt rất thấp. Thêm vào đó, cà phê hạt làm ra, phơi sạch sẽ mà chờ mãi chẳng ai mua. Tôi và nhiều hộ khác đã nản, định chặt bỏ quay về trồng sắn, ngô…” - bà Lý nhớ lại.
Từ năm 2006, diện tích cà phê của huyện Mường Ảng được mở rộng với tốc độ nhanh hơn bởi hạt cà phê làm ra đã có thương lái, doanh nghiệp lên thu mua.
Gia đình bà Lý cũng mở rộng diện tích trồng cà phê Catimor lên 2,5ha. “Cà phê sau khi xuống giống phải chăm bón 3-4 năm mới bắt đầu cho trái, năng suất, sản lượng đạt cao bắt đầu từ năm thứ 6 trở đi khi cây đã trưởng thành.
Cũng may, nông dân trồng cà phê được vay các nguồn vốn ưu đãi, ví như tín dụng từ Ngân hàng CSXH nên mới có điều kiện mở rộng diện tích. Khi cà phê đã cho sản lượng đều thì việc trả nợ ngân hàng không phải là chuyện lớn…”-bà Lý chia sẻ.
Từ năm 2011 đến nay, với diện tích 2,5ha cà phê Catimor, bình quân mỗi năm gia đình bà Lý thu hoạch hơn 8 tấn cà phê hạt khô, trừ chi phí còn lãi 150 triệu đồng. “Nếu so với trồng ngô, sắn trước kia thì giá trị kinh tế từ cây cà phê mang lại cao gấp hàng chục lần.
Tuy nhiên, các cấp, ngành tỉnh Điện Biên cần xây dựng thương hiệu cà phê Catimor Mường Ảng. Chứ để như hiện nay, thương lái, doanh nghiệp vào thu mua vẫn còn ép giá nông dân, đem cà phê Mường Ảng trộn với cà phê ở các nơi khác rồi bán với giá cao…” - bà Lê Thị Lý kiến nghị.
Có thể bạn quan tâm
Không chỉ nỗ lực vận động, xây dựng, phát triển nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội ND thị trấn Long Điền, huyện Long Điền (Bà Rịa-Vũng Tàu) còn hướng dẫn hội viên sử dụng hiệu quả đồng vốn.
Do giá cả vẫn được duy trì ở mức cao, việc phá bỏ cà phê, cao su để trồng hồ tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên vẫn diễn ra rầm rộ. Phong trào “nhà nhà đua nhau trồng tiêu” đã khiến giá tiêu giống (cành ác) năm nay vọt lên tới 35.000 đồng/dây.
Từ cuối năm 2015 đến nay, tại xã Mường Lạn (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La), sự xuất hiện của hàng triệu con “tôm bay” (châu chấu) lúc đầu làm người dân bất ngờ, lý thú bởi một nguồn thức ăn lớn từ trên trời rơi xuống cho con người và động vật, nhưng nay chúng đã trở thành ác mộng cho người dân và chính quyền.