Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cuộc Chiến Giá Gạo Châu Á Việt Nam Phải Đối Mặt

Cuộc Chiến Giá Gạo Châu Á Việt Nam Phải Đối Mặt
Ngày đăng: 04/04/2014

Giá gạo tại châu Á sẽ tiếp tục lao dốc còn Thái Lan thì tiếp tục xả hàng dự trữ kỷ lục và nguy cơ cuộc chiến về giá là có thật.

Trao đổi với chúng tôi, TS Phạm Quý Hiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn, Hội Khoa học Đông Nam Á thừa nhận một thực tế đáng lo ngại với gạo Việt Nam trong khi người dân vốn đã chán ruộng, tìm đường sinh sống khác.

Hiện Thái Lan đã lên kế hoạch bán 1 triệu tấn gạo mỗi tháng, gần gấp đôi lượng gạo xuất khẩu trung bình tháng năm ngoái. Hiệp hội các hãng xuất khẩu gạo Thái Lan dự đoán giá gạo tham chiếu tại nước này, vốn đã thấp hơn Việt Nam và Ấn Độ, có thể giảm thêm 11%, xuống 350 USD một tấn vào tháng 5.

Tờ Bloomberg dẫn lời Chookiat Ophaswongse - Chủ tịch Hiệp hội các hãng xuất khẩu gạo Thái Lan cho rằng: "Chúng tôi có thể thấy một cuộc chiến giá, nếu Việt Nam giảm giá gạo xuống thấp hơn Thái Lan".

Giá gạo Thái hiện được niêm yết trong khoảng 365-379 USD, thấp hơn Việt Nam (385 USD) và Ấn Độ (420 USD), Chookiat cho biết. Giá gạo dự đoán 350 USD sẽ là thấp nhất kể từ tháng 12/2007.

Phân tích tình hình, TS Phạm Quý Hiệp cũng bày tỏ lo ngại về một cuộc chiến giảm giá để cạnh tranh. Theo ông Hiệp người nông dân thời gian qua vốn đã nản khi tình trạng được mùa mất giá thường xuyên xảy ra. Thêm nữa so sánh công sức bỏ ra để trồng lúa với thành quả thu được là quá ít nên họ cân nhắc tìm con đường khác.

"Trong khi đó chính sách thu mua tạm trữ lại không phát huy được hiệu quả và thực sự Nhà nước cũng không lo xuể khi tình hình giá có nhiều biến động như vậy. Chính vì thế ngành nông nghiệp đang phải tìm cách khác để thu hút người nông dân trở lại với mảnh đất của mình", TS Hiệp cho biết.

Mới đây Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng cho biết trên truyền hình rằng Thái Lan sẽ sẵn sàng bán gạo với bất kỳ giá nào. Trong quý I, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã giảm 20%, xuống 1,2 triệu tấn.

Do vậy Việt Nam cần phải có kế sách để giúp người nông dân sống được là việc phải làm. Theo TS Hiệp, giá là do thị trường quyết định do vậy trước mắt ngành nông nghiệp đang chuyển gấp sang trồng ngô, đậu tương để chế biến thức ăn gia súc. Đây cũng là cách giảm bớt diện tích trồng lúa chuyển sang trồng màu thu hút người dân khai thác mảnh ruộng của mình.

"Một cuộc chiến về giá gạo là có thật. Chính vì thế về lâu dài vẫn cần phải nghiên cứu thêm để một mặt Việt Nam vẫn đảm bảo an ninh lương thực, mặt khác mang lại thu nhập cho người nông dân", TS Hiệp nói.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Hiệu Quả Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp

Để phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội, đã có không ít nông dân mạnh dạn, năng động, dám nghĩ, dám làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, thoát khỏi sự gò bó, hạn hẹp của kinh tế hộ nhỏ lẻ, hình thành mô hình sản xuất theo hướng trang trại, vận hành theo cơ chế thị trường. Kinh tế trang trại thực chất là doanh nghiệp tư nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Có thể nói, kinh tế trang trại ở tỉnh ta hiện phát triển khá mạnh, tăng nhanh về số lượng, với đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất trên các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp, như trang trại trồng trọt, chăn nuôi, trang trại thuỷ sản, lâm nghiệp, trang trại theo mô hình VAC.

22/11/2013
Cá - Cần Hoàng Lương Cá - Cần Hoàng Lương

Từ con cá và những ruộng rau cần, người dân xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã trở nên khá giả, đời sống sung túc. Nhiều cánh đồng đạt mức thu 300 triệu đồng/ha/năm. Chủ trương hình thành vùng sản xuất rau an toàn tại đây tiếp tục mở ra cơ hội mới cho nông dân xã Hoàng Lương đẩy mạnh thâm canh, nâng cao hiệu quả kinh tế.

22/11/2013
Thôn Riễu Giàu Lên Nhờ Trồng Hoa Lay Ơn Thôn Riễu Giàu Lên Nhờ Trồng Hoa Lay Ơn

Gần 10 năm qua, đời sống của người dân thôn Riễu, xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) đang ngày một khấm khá hơn từ nghề trồng hoa lay ơn. Thôn Riễu từ lâu đã có nghề trồng hoa cung cấp cho TP Bắc Giang, các huyện lân cận và một số tỉnh ngoài. Những năm trước khi chưa có cây hoa lay ơn, người dân chỉ trồng lúa, rau màu và một số loài hoa như cúc, violet nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi có một số hộ trong thôn đem giống hoa lay ơn về trồng thì diện tích trồng hoa ngày càng được mở rộng.

22/11/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi NOGIP IV Tại Vùng Chuyển Đổi Thủy Sản Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi NOGIP IV Tại Vùng Chuyển Đổi Thủy Sản

Năm 2013, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình đã xây dựng đề án mô hình thâm canh cá rô phi NOGIP IV tại các vùng chuyển đổi của xã Thụy Thanh (huyện Thái Thụy), xã Phú Xuân (thành Phố Thái Bình), xã Quỳnh Trang (huyện Quỳnh Phụ) và xã Tây Tiến (huyện Tiền Hải).

22/11/2013
"Lỗ Hổng" Quản Lý Thuốc, Thức Ăn Thủy Sản

Ngày 19.11, tại hội trường Quốc hội, nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT xung quanh tình trạng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Tại Quảng Nam, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trên lĩnh vực này cũng khá phổ biến, khi công tác quản lý nhà nước còn nhiều lỗ hổng.

22/11/2013