Củ Dền Đà Lạt Giá Cao Kỷ Lục

Tuy không thuộc nhóm rau, củ cao cấp nhưng giá củ dền Đà Lạt hiện cao chưa từng có.
Hiện tại, củ dền tại vườn có giá 18.000 đồng một kg, bán lẻ tại chợ Đà Lạt từ 23.000 đến 25.000 đồng, được ghi nhận là cao nhất từ trước tới nay. Vào thời điểm đầu năm, giá loại củ này chỉ trên dưới 1.000 đồng một kg, nhiều nhà vườn đã phải phá bỏ hoặc cho bò ăn, dẫn đến hạn chế canh tác.
Tuy nhiên, từ đầu tháng 11, giá củ dền tăng từng ngày. Nông dân xuống giống chỉ 15-20 ngày đã có người tới mua nguyên vườn với giá 800-1.000 đồng một củ. Người mua sẽ tự chăm sóc, bón phân cho đến khi thu hoạch (thêm 2 tháng nữa). Hiện tại, nhiều thương lái còn mạo hiểm mua tới 1.300 đồng một củ dù mới trồng được 15 ngày.
Một nhà vườn cho biết, canh tác củ dền không phải bỏ vốn quá nặng và chăm sóc khá dễ. Theo tính toán, trung bình 1.000 m2 đất trồng được 28.000 củ và cho sản lượng trên dưới 4 tấn. Với chi phí khoảng 10 triệu đồng cho 1.000 m2, bán theo phương thức nguyên vườn (người mua tự chăm sóc), cùng mức giá như hiện nay, nhà vườn trồng củ dền có lãi trên 20 triệu đồng.
Do củ dền tăng giá mạnh, các nhà vườn hiện đang đua nhau đặt giống từ các vườn ươm để xuống giống từ nay đến nửa đầu tháng 12.
Nguồn bài viết: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/hang-hoa/cu-den-da-lat-gia-cao-ky-luc-3111947.html
Related news

Nhưng theo đánh giá của các sở, ngành phụ trách, 2 xã Xuân Trường và Xuân Hòa có 16/19 tiêu chí đạt và 1 tiêu chí ước đạt; 2 xã Lang Minh, Xuân Tâm có 15/19 tiêu chí đạt và 1 tiêu chí ước đạt. Các tiêu chí cần đánh giá lại, như: tiêu chí quy hoạch nông thôn mới, môi trường, an ninh - quốc phòng...

Với vốn đầu tư 80.000 USD, hệ thống này có thể xử lý 40 tấn rau quả/ngày. “Sắp tới, công ty sẽ áp dụng phương pháp này để xuất khẩu xà lách Mỹ và tỏi tây sang Nhật” - ông Thành nói.

Cây mì là một trong những cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo của huyện Krông Pa trong những năm qua. Bởi đây là loại cây trồng tương đối phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu tương đối khắc nghiệt, nhất là phù hợp với trình độ canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Những ngày cuối tháng 7-2014, ông Chiêm Thành Long, giám đốc khu du lịch Bình Quới (Bình Thạnh, TP.HCM), cùng đầu bếp của mình tìm đến tận vườn rau của Hợp tác xã (HTX) Tân Tiến (P.12, Đà Lạt) tận mắt chứng kiến đơn vị này sản xuất rau.

Năm 2014 là năm đầu tiên tỉnh phân cấp quản lý dạy nghề nông thôn về cho địa phương, đây là điều kiện thuận lợi để địa phương chủ động trong việc quản lý, dạy nghề cho nông dân nhưng cũng là khó khăn cho địa phương vì chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện.