Công Ty BCC Cùng Người Nuôi Tôm Vượt Khó
Ngày 17/6/2014, Công ty Công nghệ Hóa sinh Việt Nam (Công ty BCC) đã đánh giá và kiểm tra hiệu quả của "Quy trình nuôi tôm sạch và bền vững, không sử dụng kháng sinh, hóa chất" tại TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nhiều hộ nuôi đã áp dụng thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Sử dụng hoàn toàn chế phẩm sinh học
Tại hộ nuôi tôm của ông Nguyễn Văn Tân (thôn Thác Hàn, phường Ninh Dương, TP. Móng Cái), qua kiểm tra cho thấy, các ao nuôi sử dụng chế phẩm sinh học đều phát triển tốt và đang chờ ngày thu hoạch. Ông Tân cho biết, gia đình ông có gần 15 ha nuôi tôm, hàng chục năm nay vẫn nuôi bằng cách sử dụng hóa chất Chlorine để khử trùng nước, diệt mầm bệnh nên kết quả không được như mong muốn.
Sau khi tham dự Hội thảo "Quy trình nuôi tôm sạch và bền vững không sử dụng kháng sinh hóa chất" do Công ty BCC phối hợp với Hội Nghề cá TP. Móng Cái tổ chức, thấy quy trình hay và nuôi tôm đơn giản nên ông mạnh dạn áp dụng ngay cho những ao tôm của mình. Đến nay, các ao đã được thu hoạch đạt năng suất cao, chất lượng tôm tốt hơn.
Cụ thể, cuối tháng 4, 8 ao nuôi tôm của ông đều có dấu hiệu tôm bị chết, rớt đáy 3 ao còn lại cũng bắt đầu chết. Ông sử dụng ngay các chế phẩm sinh học của Công ty cho 3 ao này và đến nay đã thu hoạch với sản lượng hơn 11 tấn, kích cỡ 50 con/kg. Các ao mới thả hiện nay ông cũng sử dụng quy trình này và tôm đang phát triển rất tốt.
Theo ông Bùi Ngọc Liêm, Chủ tịch Hội Nghề cá TP. Móng Cái: Móng Cái hiện có khoảng 1.400 ha nuôi tôm các loại (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) với các hình thức nuôi từ quảng canh cho đến thâm canh mật độ cao.
Mấy năm gần đây do thời tiết và dịch bệnh diễn biến khó lường nên năng suất nuôi tôm giảm, tỷ lệ thành công thấp, nhiều vùng nuôi thất bại 60 - 70%. Rất mong quy trình này sẽ được nhân rộng để giúp tháo gỡ khó khăn cho người nuôi tôm.
Anh Nguyễn Tăng Tỉnh, thôn 2 xã Quảng Nghĩa cho biết, vừa qua anh đã thu hoạch ao 3.000 m2 được hơn 3 tấn, tính ra lời hơn 200 triệu đồng.
Có được thành công này là ngay từ đầu vụ nuôi, anh đã sử dụng các sản phẩm và làm theo quy trình nuôi tôm của Công ty BCC. Nhờ đó tôm nuôi của anh đã phát triển tốt, mặc dù xung quanh các hộ nuôi đều bị chết tới 90% hoặc phải thu hoạch sớm.
Nói về cách nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học, ông Nguyễn Văn Tân chia sẻ: Từ đầu vụ nuôi không cần phải dùng hóa chất xử lý nước, chỉ cần cải tạo ao sạch, rửa ao và phơi khô. Sau đó bón vôi theo liều lượng, ngâm ao rồi cấp nước và gây màu nước bằng chế phẩm EMC. Trong suốt quá trình nuôi, quản lý màu nước, môi trường ao nuôi bằng các chế phẩm như: Bio-DW, Super PAC… Với các ao nuôi áp dụng quy trình này thì 65 - 66 ngày, tôm đạt cỡ 60 con/kg.
Từ những thành công ban đầu, anh Nguyễn Tăng Tỉnh dự định vụ nuôi tới anh sẽ tiếp tục áp dụng bởi quy trình này dễ, giá thành rẻ mà lợi nhuận lại cao.
Có thể bạn quan tâm
Tổng giá trị xuất khẩu (XK) nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trong 4 tháng đầu năm lên hơn 23,4 triệu USD, nhưng con số này vẫn giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm 2013.
Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam và Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Phổ biến quy định của các thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2014.
Vài năm trở lại đây, nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả rõ rệt. Mô hình nuôi chim cút của gia đình anh Nguyễn Văn Tình, ở thôn An Bình, xã Gio An, huyện Gio Linh là một minh chứng cho điều đó.
Thống kê của Trạm Thú y huyện, tổng đàn heo hiện có của huyện gần 14.000 con. Nhiều hộ nuôi heo cho biết, thời gian này rất thích hợp cho việc tái đàn để phục vụ thị trường sắp tới. Tuy nhiên, số lượng con giống ở địa phương đang khan hiếm và dự báo sẽ tăng giá, người nuôi sẽ đầu tư chi phí cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận khi xuất chuồng.
Thời tiết khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất và chăn nuôi trên diện rộng. Trước thực trạng đó, nông dân địa phương đã có nhiều phương án nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại trong sản xuất, như: chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích cây hoa màu, đậu các loại; chủ động di chuyển đàn gia súc từ vùng cao xuống đồng bằng, nhằm tận dụng nguồn nước và các loại phụ phẩm nông nghiệp.