Công Nghệ Phân Huỷ Rơm Rạ Tại Ruộng Để Làm Phân Bón
Biện pháp sản xuất phân bón từ rơm rạ tại ruộng bằng công nghệ vi sinh của Viện Công nghệ sinh học đang là một giải pháp thiết thực, hữu ích, hiệu quả kinh tế cao.
Công nghệ này đã được triển khai trên diện rộng ở 5 huyện Xuân Trường, Nam Trực, Ý Yên, Vụ Bản và Mỹ Lộc của tỉnh Nam Định từ năm 2004 đến nay trong một dự án thử nghiệm phối hợp giữa Sở KH-CN tỉnh Nam Định và Viện CNSH. Thành công của dự án không chỉ giúp nông dân giữ được độ phì cho đất, giảm chi phí đầu tư, tăng thêm lợi nhuận trong SX lúa mà còn giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường từ rơm rạ.
TS. Trần Đình Mấn, Phó Viện trưởng Viện CNSH cho biết: Sau vụ gặt, nông dân chỉ cần thu gom rơm rạ vào một góc ruộng, hòa chế phẩm vi sinh (sản phẩm của Viện CNSH cung cấp) cùng với nước và phân NPK rồi tưới lên rơm rạ, che phủ bằng nilon hoặc trát bùn kín, chỉ sau 17-25 ngày rơm rạ sẽ mủn ra và trở thành một loại phân bón rất tốt cho cây trồng. Nếu dùng bón lót trước khi trồng cây, loại phân này giúp giảm từ 20-30% lượng phân hóa học và làm tăng năng suất cây trồng từ 5-7%.
Có thể bạn quan tâm
Việc xả lũ ngập sâu và kéo dài thời gian sẽ được nhiều mặt lợi: đón được lượng phù sa rất lớn vào đồng ruộng nhằm tái tạo lại độ màu mỡ của đất đã bị khai thác
Các bệnh vi khuẩn gây hại lúa thường rất khó trừ hoặc có trừ nhưng hiệu quả rất thấp. Bệnh thường có tính chất lây lan nhanh chóng, nhất là sau nhũng đợt mưa
Đây là nguyên nhân làm cho ruộng lúa không bằng phẳng, có nhiều tầng và năng suất giảm đáng kể so với ruộng không bị nhiễm.
Giống Đài Thơm 8 của SSC đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ 1- 5 vụ. Qua theo dõi cho thấy, giống này có những đặt tính rất tốt.
Khi bệnh mới phát sinh, ngọn lá lúa biến thành vàng đỏ, khô từ chóp lá lan dần xuống dưới, thân yếu, lá có khuynh hướng dựng đứng