Công đoạn thu hoạch và chăm sóc vải thiều Thanh Hà sau thu hoạch
Cây vải thiều sau khi đã được tỉa cành, tạo tán và bón phân xong, chờ một khoảng thời gian ngắn sau sẽ phát sinh đợt lộc đầu tiên. Trong khoảng thời gian cây phát sinh lộc, cần thường xuyên theo dõi vườn vải nhằm sớm phát hiện các đối tượng sâu bệnh
Người dân thu hoạch vải. Ảnh: Bantroik5News.
Công đoạn thu hoạch quả
Khi thấy vỏ quả Vải hồng đều có nghĩa là vải đã chín. Lượng quả trên cây chuyển hồng đều đạt khoảng 85 đến 95% tức là vào kỳ chín rộ và đây là thời điểm chính vụ thu hoạch.
Hái quả vào buổi sáng nắng ráo, không được làm gẫy hoặc xước cành, độ sâu vào cành từ 2 đến 4 lá. Rải các cành quả thành lớp mỏng nơi râm mát, sau đó cho vào sọt tre hoặc thùng cát tông có hở lỗ và chờ đến khi trời mát thì vận chuyển đi tiêu thụ.
Chăm sóc vải thiều sau thu hoạch
Cây vải thiều sau khi thu hoạch quả xong, cành lá thường lởm chởm. Cần dùng kéo cắt cành hoặc dao phát để tỉa những cành tăm, cành vượt tán, cành không có điều kiện cho quả. Tuỳ từng độ cao của cây vải có thể hạ thấp những cành trên ngọn xuống để tiện cho quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch quả sau này. Biện pháp tỉa cành cần thực hiện ngay sau khi thu hoạch quả để tạo tán cho cây vải theo hình mâm xôi hoặc hình chiếc bánh dầy, nhằm chuẩn bị đón đợt lộc đầu tiên.
Cây vải thiều sau khi cho thu hoạch quả đã mất đi một lượng dinh dưỡng khá cao tập trung vào nuôi quả vải. Dùng cuốc tạo rãnh vùng quanh tán cây vải. Rãnh rộng từ 15 - 20 cm, sâu khoảng 15 cm. Sau đó rắc phân vào và lấp rãnh lại. Thời kỳ này dùng các loại phân NPK có hàm lượng đạm cao hoặc phân đơn đạm- lân – kali. Tùy từng độ tuổi của cây vải và năng suất quả vừa thu hoạch để quyết định lượng phân bón hợp lý. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng các loại phân chuồng đã qua xử lý bằng chế phẩm sinh học (ủ mục) để bón, giúp cho đất tơi xốp và cây vải phát triển bền đẹp.
Chăm sóc vải thiều. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô.
Cây vải thiều sau khi đã được tỉa cành, tạo tán và bón phân xong, chờ một khoảng thời gian ngắn sau sẽ phát sinh đợt lộc đầu tiên. Trong khoảng thời gian cây phát sinh lộc, cần thường xuyên theo dõi vườn vải nhằm sớm phát hiện các đối tượng sâu bệnh gây hại.
Có thể bạn quan tâm
Th.S Đặng Văn Mạnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Phú Yên cho biết thời gian qua rầy nâu bùng phát, gây hại nhiều diện tích lúa ở tỉnh này.
Ông Bùi Đình Hiến là chủ trang trại trồng nấm ăn và nấm dược liệu ở xã Bắc Sơn, huyện Ân Thi, Hưng Yên từ hơn 10 năm nay.
Lai tạo từng loại thanh long hợp với 'gu' của từng thị trường riêng biệt là công trình đang được tiến hành tại Viện cây ăn quả miền Nam (SOFRI) trong một dự án