Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Công Điện Chỉ Đạo Sản Xuất Lúa Hè Thu Năm 2012 Ở ĐBSCL

Công Điện Chỉ Đạo Sản Xuất Lúa Hè Thu Năm 2012 Ở ĐBSCL
Ngày đăng: 23/04/2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất lúa Hè Thu năm 2012 ở đồng bằng sông Cửu Long.

Theo đó, sản xuất lúa Hè Thu năm 2012 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đang được triển khai với các diễn biến phức tạp. Cụ thể như diện tích vụ Xuân Hè gieo trong tháng 2, tháng 3/2012 vẫn còn khá cao, khoảng 200.000 ha, đối với trà lúa này thời gian gieo sạ trùng với đợt lúa Đông Xuân gặt rộ nên dễ bị nhiễm rầy di trú truyền bệnh vàng lùn, lùn xuắn lá.

Hiện nay tại Đồng Tháp, tỉnh trồng nhiều lúa Xuân Hè đã có tình trạng nhiễm bệnh.

Đây là nguy cơ dịch bệnh sẽ lan truyền sang các trà lúa Hè Thu chính vụ gieo trong tháng 4 và tháng 5 của cả vùng như đã xảy ra trong năm 2006.

Trước diễn biến trên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các cấp khẩn trương ngăn chặn,  phòng trừ hiệu quả rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

Cụ thể, đối với vùng đang có dịch xảy ra, khoanh vùng, vận động nông dân nhổ hủy cây lúa bệnh. Đối với rầy nâu tuyệt đối không phun ngừa, không phun định kỳ. Chỉ phun thuốc trừ rầy trong trường hợp mật số rầy tăng cao quá 3 con/tép theo "4 đúng".

Trường hợp mật độ rầy thấp cần theo dõi chặt diễn biến, không phun thuốc tràn lan dễ gây bộc phát rầy nâu tạo cháy rầy trên lúa và phát tán lan truyền mầm bệnh sang các nơi khác.

Đối với trà lúa dưới 30 ngày nếu có rầy nâu di trú cần áp dụng biện pháp bơm nước ngập đọt lúa để che chắn rầy (từ 3-5 ngày), khi hết đợt rầy sẽ tháo nước và chăm sóc bình thường.

Tổ chức thăm đồng thường xuyên, điều tra, phát hiện diện tích bị nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá để chỉ đạo phòng trừ kịp thời, không để lây lan rộng. Tăng cường giải pháp sử dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu.

Đối với vùng chưa gieo sạ, làm kỹ vệ sinh đồng ruộng, gieo sạ lúa Hè Thu tập trung, đồng loạt, né rầy theo đúng thời vụ được chính quyền địa phương quy định.

Quản lý chặt chẽ việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, ngăn chặn tăng giá thuốc, kinh doanh thuốc không đúng chất lượng; tăng cường quản lý nội dung quảng cáo, tiếp thị thuốc bảo vệ thực vật mang tính lạm dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Có thể bạn quan tâm

Dồn sức thực hiện chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản Dồn sức thực hiện chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản

Những tháng cuối năm được xác định là thời điểm “vàng” để ngành kinh tế thủy sản bứt phá hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu năm. Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau đã có kế hoạch nhằm cùng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản dồn sức cho thời cơ này.

18/10/2015
Phát huy mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP Phát huy mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP

Sáng 16/10, tại TP Vinh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT Nghệ An tổ chức hội thảo nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGap tại các tỉnh ven biển miền Bắc.

18/10/2015
Tư duy giá rẻ giết chết nền sản xuất Tư duy giá rẻ giết chết nền sản xuất

“Nếu mãi duy trì lối suy nghĩ sản xuất hàng “giá rẻ” để dễ cạnh tranh, vô tình chúng ta đã giết chết nền sản xuất trong nước. Sản phẩm cá tra file của các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh là một điển hình.

18/10/2015
Tôm, cá Vĩnh Tân chết do đâu Tôm, cá Vĩnh Tân chết do đâu

Tính đến nay đã gần 1 tháng từ khi hàng ngàn con tôm, cá nuôi lồng bè ở xã Vĩnh Tân bỗng nhiên chết đột ngột không rõ nguyên nhân. Nhiều câu hỏi được đặt ra, nhiều nguyên nhân được phỏng đoán, các ngành chức năng đã vào cuộc nhưng vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.

18/10/2015
Làm giàu từ nuôi cá trắm đen Làm giàu từ nuôi cá trắm đen

Về xã Mỹ Hà (Mỹ Lộc, Nam Định) dịp này sẽ được ngắm những vuông ao xây gạch, đường đi, lối lại đổ bê tông phẳng phiu, sạch sẽ với hệ thống cống tưới, tiêu nước, dưới ao lao xao cá quẫy; những dãy chuồng trại lợn, gà, xung quanh được trồng cây thế, cây cảnh, cây ăn quả, rau… xanh mát

18/10/2015