Công bố quyết định công nhận nhãn hiệu tập thể gà Đông Tảo

Dự án "Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Gà Đông Tảo" do Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên và Công ty Investip phối hợp thực hiện từ tháng 5/2013, với các quy trình như điều tra, đánh giá về hoạt động, quy mô chăn nuôi, kỹ thuật chăm sóc và tiêu thụ, nhu cầu bảo hộ sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể gà Đông Tảo; xác định và chuẩn hóa các tiêu chí chung của sản phẩm và quy trình kỹ thuật chăn nuôi, giết mổ.
Việc xây dựng mô hình quản lý nhãn hiệu tập thể gà Đông Tảo được quy định khá chặt chẽ. Theo mô hình, xã Đông Tảo đã thành lập Hội Chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo với hơn 60 thành viên.
Hội là tổ chức chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể của sản phẩm, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên trong các lĩnh vực gồm:
Bảo vệ độc quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể "gà Đông Tảo" đã được bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái bất hợp pháp; bảo vệ uy tín chất lượng của sản phẩm, nghiên cứu, phổ biến kỹ thuật, quảng bá, mở rộng thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ chăn nuôi.
Theo ông Lê Quang Thắng, Chủ tịch Hội Chăn nuôi và kinh doanh gà xã Đông Tảo, tham gia dự án trên, các thành viên của Hội được trang bị kiến thức, kỹ thuật cao trong quy trình nuôi gà thịt, gà giống; đồng thời được tiếp cận mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nên đàn gà Đông Tảo của xã đang phát triển với quy mô ngày càng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao
. Hiện nay, toàn xã Đông Tảo có khoảng 2.000 hộ nuôi giống gà Đông Tảo với tổng đàn 40.000 con, mỗi năm xuất bán hàng vạn con.
Gà Đông Tảo mang đặc trưng nổi trội và khác biệt như giống to, da dày, thịt đỏ, chân xù xì, trọng lượng trên 3 kg/con mái, gà trống từ 5-7 kg. Với dáng đẹp, cân nặng, chất lượng thịt thơm giòn, săn chắc, vị ngọt, gà Đông Tảo từ lâu đã mang thương hiệu "tiến vua" nổi tiếng trong nước và quốc tế.
Do vậy, gà Đông Tảo được xếp vào danh sách những sản vật quý hiếm của Việt Nam, được Viện Chăn nuôi bảo vệ qua chương trình "Bảo tồn quỹ gen vật nuôi."
Ông Ngô Xuân Thái, Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Hưng Yên cho biết, cùng với dự án "Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể gà Đông Tảo" tại xã Đông Tảo.
Sở phối hợp với huyện Khoái Châu đang triển khai thực hiện đề tài "Bảo tồn, khai thác và phát triển gà Đông Tảo trên địa bàn tỉnh Hưng Yên" nhằm bảo tồn giống gà Đông Tảo thuần, quảng bá thương hiệu gà chất lượng cao, nhân rộng quy mô chăn nuôi ra toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

“Gần 20 năm trong nghề nuôi trồng thuỷ sản, cái nghề như “đánh bạc” với trời này tôi đã từng có giai đoạn mất trắng, phải bán cả nhà cả cửa” - đó là tâm sự của ông Lương Thanh Phương, chủ trại giống Hải Hoà, phường Hải Hoà (TP Móng Cái, Quảng Ninh), Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Phương Thanh.

Nhằm thực hiện Dự án nuôi thử nghiệm bò lai chất lượng cao, sáng 19/7, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) tổ chức thu mua hơn 60 con bê giống của bà con nhân dân trên địa bàn 3 huyện: Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân.

Dự án sản xuất, cung cấp giống bào ngư tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, đang triển khai có hiệu quả góp phần bảo tồn, tái tạo và phục hồi nguồn lợi bào ngư, duy trì ổn định hệ sinh thái tại Bạch Long Vĩ nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

Trong những năm gần đây bà con nông dân huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) đã mạnh dạn đầu tư, cải tạo ao đầm phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp, nhiều hộ nông dân đã có thu nhập cao từ việc nuôi trồng này.

Nếu như Lục Yên (Yên Bái) có cá bỗng, thành phố Yên Bái và Văn Yên có cá chiên, Mù Cang Chải có cá hồi, Yên Bình có cá tầm… thì ba ba đã thành thương hiệu riêng có của Văn Chấn.