Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Có Thể Sớm Trồng Ngô Biến Đổi Gene

Có Thể Sớm Trồng Ngô Biến Đổi Gene
Ngày đăng: 21/10/2014

Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát vừa cho biết, năm 2015, Việt Nam sẽ trồng ngô biến đổi gene. Việc Việt Nam chậm trễ trong việc đưa cây trồng biến đổi gene vào sản xuất, vì: “Ở ta, có nhiều người phản đối trồng cây biến đổi gene, nên phải làm rất khoa học, bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế. Mãi mới đây, chúng ta mới công nhận được 4 sự kiện biến đổi gene được sử dụng ở Việt Nam”- ông Phát nói.

Tuy nhiên, theo ông Phát, đó chỉ là mới 4 sự kiện (còn gọi là 4 tổ hợp chuyển gene), có thể nạp vào giống ngô để tạo thành giống biến đổi gene. Hiện, Bộ này đang xem xét, những giống được “cấy” biến đổi gene đó có được trồng ở Việt Nam hay không. Được biết, 1/4 sự kiện chuyển gene trên đã được Bộ TN&MT cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học. Nếu thuận lợi, sang năm 2015, Việt Nam sẽ bắt đầu trồng ngô biến đổi gene.

Về việc dán nhãn sản phẩm cây trồng biến đổi gene, ông Phát cho biết sẽ được thực hiện từng bước. Trước mắt, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các bộ, hoàn thiện cơ sở pháp lý, từ đó mới tổ chức thực hiện. “Chúng tôi đang thực hiện theo kế hoạch dự kiến, trong năm nay sẽ ra thông tư hướng dẫn việc dán nhãn”, ông Phát nói.

Theo ông Phát, trên thế giới, năng suất ngô trung bình 5 tấn/ha, còn ở Việt Nam là 4,4 tấn/ha. Ở Mỹ, diện tích trồng ngô 30 triệu ha, năng suất bình quân 7 tấn/ha, trong khi Việt Nam chỉ khoảng 1 triệu ha, nên cần tập trung giải pháp để tăng năng suất. Trên thế giới có khoảng 150 triệu ha cây trồng biến đổi gene. Trong đó, bông biến đổi gene chiếm tới 80% diện tích (bông) toàn thế giới; đậu tương 2/3 diện tích; ngô là 1/2 diện tích.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam Phạm Thanh Bình, ngành chăn nuôi sử dụng sản phẩm từ cây trồng biến đổi gene từ lâu, với nguồn ngô, đậu tương nhập từ Mỹ, Nam Mỹ, Ấn Độ…


Có thể bạn quan tâm

Độc đáo sâm nhớ vợ của người Ca Dong Độc đáo sâm nhớ vợ của người Ca Dong

Với nhiều cán bộ từ miền xuôi lên và đang công tác ở huyện miền núi huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) thì sâm cau được gọi là cây "nhớ vợ". Bởi lẽ theo họ, một khi đã uống sâm cau thì chỉ muốn về nhà "thăm" vợ.

05/09/2015
Tập trung phát triển cây, con bản địa Tập trung phát triển cây, con bản địa

Trò chuyện với chúng tôi, ông Bhling Mia - Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tự hào: “Xã Anông chúng tôi đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2014. Đây là xã miền núi đạt chuẩn đầu tiên của tỉnh Quảng Nam. Nhờ NTM, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 69,69% năm 2010 xuống còn 39,34% hiện nay.

05/09/2015
Trời nắng vàng, nông dân miền Trung hào hứng thu hoạch lúa Trời nắng vàng, nông dân miền Trung hào hứng thu hoạch lúa

Dự báo thời tiết trong những ngày tới tại khu vực miền Trung sẽ là nắng ráo, thuận lợi cho nông dân thu hoạch vụ lúa hè thu đang mùa chín rộ.

05/09/2015
Điều kỳ diệu ở Kim Bình Điều kỳ diệu ở Kim Bình

Góp sức làm nên cuộc Cách mạng Tháng 8 thành công, không thể không kể đến các địa danh đỏ - là nơi nuôi giấu cán bộ, là nơi tập hợp những cán bộ, chiến sĩ ưu tú. Trước đã anh dũng, kiên cường, còn nay các địa chỉ đỏ vẫn sáng ngời trên con đường phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương.

05/09/2015
Khoai tây Trung Quốc hết cửa trộn đất đỏ để đội lốt Khoai tây Trung Quốc hết cửa trộn đất đỏ để đội lốt

Trong khi tình trạng khoai tây Trung Quốc được nhập về Đà Lạt và trộn thêm đất đỏ để “đội lốt” khoai tây Đà Lạt ngày càng tràn lan thì mới đây, Lâm Đồng đã xác định động cơ của hành vi trộn đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc trước khi đưa đi tiêu thụ là hành vi “gian lận thương mại” và yêu cầu điều tra để làm rõ.

05/09/2015