Cơ Sở Nuôi Cá Tra Phải Có Chứng Nhận VietGAP

Đến ngày 31.12.2015, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo Nghị định 36/2014 về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra vừa được Chính phủ ban hành, đến ngày 31.12.2015, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.
Cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải có địa điểm, diện tích nuôi phù hợp với quy hoạch nuôi, chế biến cá tra đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt; được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương xác nhận việc đăng ký diện tích và sản lượng nuôi cá tra thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Sau 6 năm (từ năm 2002 - 2008) miệt mài nghiên cứu, lai, chọn tạo, khảo nghiệm, ông Nguyễn Văn Thi, Trưởng Trại giống Nông nghiệp Hòa An (thuộc Trung tâm Giống và kỹ thuật cây trồng Phú Yên) đã cho ra đời hai giống lúa PY1 và PY2. Đến nay, hai giống lúa này đã trở thành bộ giống chủ lực trong cơ cấu giống của nhiều vùng sản xuất lúa trọng điểm tại Phú Yên.

Chiều 21.8, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Viết Chữ đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Siêu cao lương (SOL) Việt Nam để nghe giới thiệu về giống cây trồng Siêu cao lương và bàn giải pháp phát triển cây Siêu cao lương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

Đến thời điểm này, sản lượng chè búp tươi của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đạt 729 tấn. Hiện tổng diện tích chè trên toàn huyện Bát Xát là 526 ha, tập trung ở các xã: Mường Hum, Sàng Ma Sáo, Dền Sáng, Dền Thàng, Nậm Chạc, A Mú Sung…

Diện tích tăng chóng mặt, đầu ra phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc và bị thương lái “đè” giá… nên thanh long Bình Thuận đang gặp rất nhiều khó khăn.

Nông dân trồng chanh tại nhiều tỉnh, thành ĐBSCL đang rất lo lắng khi giá chanh trái đã giảm hơn 20.000 đồng/kg so với thời điểm những tháng đầu năm 2015 và đang có mức giá rất thấp.