Cơ ngơi bạc tỷ của nông dân U60
Hơn 20 năm trước, do cuộc sống khó khăn, vợ chồng bà Liên dắt 6 đứa con lên Tây Nguyên mua 2ha đất lập nghiệp. Bước đầu vợ chồng bà trồng bắp, tỉa đậu để lo cái ăn trước mắt cho gia đình. “Nhưng để tính kế lâu dài, vợ chồng phải gom góp từng chút một lấy tiền trồng cà phê. Phải mất gần 10 năm chấp nhận cuộc sống kham khổ, tôi mới gầy dựng được 2ha cà phê”- bà Liên kể.
Trong ảnh: Bà Lê Thị Kim Liên bên vườn tiêu canh tác theo hướng sinh thái, bền vững, giá trị sản phẩm tăng thêm từ 20-30%. Ảnh: D.H
Khi cà phê bắt đầu cho thu hoạch, không ngờ cũng thời điểm đó, giá cà phê liên tục sụt giảm, cái nghèo vẫn bám riết vợ chồng bà Liên. Không nản lòng, vợ chồng bà tiếp tục gom góp mở mang diện tích, trồng thêm nhiều loại cây khác. Phải thêm 10 năm nữa, cuộc sống của gia đình bà Liên mới thực sự sang trang.
Bà Liên cho biết, để ứng phó với thị trường nông sản bấp bênh, sau thất bại từ niên vụ cà phê đầu tiên, vợ chồng bà đã nghĩ đến giải pháp đa cây, đa con. Trong vườn cà phê, bà trồng thêm tiêu, tích tụ thêm đất trồng cây ăn trái, cao su, điều, sử dụng diện tích ao hồ nuôi cá, trồng cỏ nuôi bò... Với cách làm này, dù giá cả 1 nông sản nào đó có sụt giảm bà đã có sẵn nguồn lợi từ cây, con khác.
Với mô hình trên, mỗi năm gia đình bà Liên thu lãi 2 tỷ đồng. Khoảng 5 năm trở lại đây, để tăng thêm thu nhập, bà Liên đã bắt đầu chuyển hướng làm ăn, canh tác nông sản sạch. Bà Liên cho biết, việc áp dụng mô hình sản xuất mới này đã giúp gia đình giảm bớt được chi phí đầu tư nhưng lại tăng được giá trị sản phẩm; bệnh dịch, nhất là trên cây tiêu hạn chế một cách tối đa.
Năm 2014, sản phẩm tiêu sinh thái của bà đã được cấp chứng chỉ tiêu sinh thái theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Hiện sản phẩm tiêu của bà Liên đã được 1 doanh nghiệp nước ngoài thu mua toàn bộ với giá trị cao hơn thị trường 20-30%. Từ thành công của gia đình, bà Liên đang làm các thủ tục để tập hợp hội viên, nông dân thành lập hợp tác xã sản xuất tiêu sinh học.
Có thể bạn quan tâm
Với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, vợ chồng anh Nguyễn Tư (52 tuổi) và chị Trần Thị Hoa (50 tuổi) ở thôn Lễ Môn, xã Gio Phong, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã có thu nhập khá cao từ mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm.
Nhiều người gọi hai ông Lê Xuân Bá (sinh năm 1957) và Nguyễn Văn Dậu (sinh năm 1956, cùng trú thôn Tăng Long 2, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) là những lão gàn vì đã liều mình “ném” hàng trăm triệu đồng để trồng dừa xiêm lùn da xanh trên vùng cát ven biển...
Được học nghề, có nguồn tiêu thụ lâu dài, nhiều phụ nữ vùng Tây Bắc đã làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa.