Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cơ Hội Mắc Ca

Cơ Hội Mắc Ca
Publish date: Thursday. August 7th, 2014

Chính phủ đã ban hành chính sách riêng cho cây mắc ca, các tỉnh cũng đang tái cơ cấu ngành nông nghiệp... sẽ tạo điều kiện để người dân và DN có cơ hội tiếp cận cây trồng này.

"Thị trường mắc ca trên thế giới rất rộng mở, sẽ tạo thuận lợi cho việc phát triển loại cây này. Nếu phát huy tốt mọi nguồn lực thì mắc ca sẽ là cây mũi nhọn, cho thu nhập cao, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn", ông Nguyễn Trí Ngọc (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu & phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết.

ông Nguyễn Trí Ngọc (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu & phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt.

Ông Nguyễn Trí Ngọc , Viện trưởng Viện Nghiên cứu & phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt.

Theo ông Ngọc, Chính phủ đã ban hành chính sách riêng cho cây mắc ca, các tỉnh cũng đang tái cơ cấu ngành nông nghiệp... sẽ tạo điều kiện để người dân và DN có cơ hội tiếp cận cây trồng này. Vấn đề là chúng ta phải tổ chức sản xuất như thế nào để tạo ra sự đột phá với những sản phẩm mắc ca được thị trường chấp nhận.

- Cụ thể, mắc ca có vị trí như thế nào trong quy hoạch cây trồng, thưa ông?

- Chúng ta đều biết các công nghiệp truyền thống của Việt Nam là cà phê, cao su, hồ tiêu, riêng vùng Tây Bắc hầu như chưa có sản phẩm gì mang tính chất hàng hóa tập trung. Nếu cây mắc ca phát triển với diện tích hàng trăm ngàn ha ở Tây Nguyên và Tây Bắc sẽ hình thành bản đồ sử dụng đất khác hẳn, kéo theo sự phát triển của công nghiệp chế biến và thương mại sản phẩm đa dạng của mắc ca.

Chính vì sản phẩm đa dạng mà mắc ca không bị bó hẹp như cà phê. Nhân hạt mắc ca có thể chế biến thành nhiều sản phẩm của ngành hàng khác nhau như thực phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…

- Việt Nam có cơ hội gì từ xu thế tiêu dùng mắc ca của thế giới?

- Quá trình phát triển ngành công nghiệp mắc ca của thế giới đã có lịch sử hàng trăm năm, nhưng đến nay tổng diện tích trồng cây mắc ca mới chỉ đạt 80.000 ha, trong khi nguồn cung mới chỉ đáp ứng 25 - 30% nhu cầu. Nguyên nhân do quỹ đất phù hợp yêu cầu sinh thái của cây mắc ca có thể ra hoa kết quả tốt bị hạn chế.

Việt Nam lại có lợi thế về điều kiện tự nhiên, cho nên kỳ vọng phát triển khoảng 200.000 ha mắc ca là hoàn toàn có cơ sở để đáp ứng thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước. Việt Nam hướng tới nước phát triển và trước ngưỡng dân số 100 triệu người thì nhu cầu sử dụng sản phẩm cao cấp như mắc ca là rất triển vọng.

- Theo ông, giải pháp nào để phát triển mắc ca bền vững?

- Giải pháp hữu hiệu nhất là sản xuất phải có bài bản, căn cơ, tránh tình trạng chạy theo phong trào, không tính toán khoa học. Vận dụng các chính sách hiện có và đề xuất, chỉnh sửa, bổ sung chính sách mới nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát triển mắc ca. Đẩy mạnh giao đất trồng mắc ca bằng nguồn hỗ trợ của các dự án trong và ngoài nước. Xây dựng chính sách đặc thù về phát triển cây mắc ca như hỗ trợ cây giống, khuyến nông - khuyến lâm...

Tận dụng nguồn lao động đang sản xuất cây khác, vì mùa chăm sóc, thu hoạch mắc ca ít trùng với mùa vụ thu hoạch cây công nghiệp (chủ yếu là cà phê). Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, đặc biệt là cấp xã và những hộ dân, DN trực tiếp tham gia phát triển cây mắc ca.

Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm, đa dạng sản phẩm sau chế biến, sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để dễ dàng tiêu thụ. Tăng cường thông tin về thị trường, giá cả để người sản xuất nắm bắt kịp thời, xác định được kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường.

Liên doanh và ký kết hợp đồng tiêu thụ nhân mắc ca ở những cơ sở chế biến bánh kẹo, dầu giúp người tiêu dùng trong nước làm quen với sản phẩm và từng bước định hướng và chiếm lĩnh thị trường nội địa. Thực hiện bảo hiểm nông nghiệp đối với công tác phát triển cây mắc ca, phòng tránh rủi do do thiên tai và biến động của thị trường.


Related news

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Gà Ta Thả Đồng Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Gà Ta Thả Đồng

Đi dọc tuyến quốc lộ 12B qua xóm Lạng, xã Kim Bình, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) người đi đường sẽ thấy rất nhiều những “trại gà” của những hộ nông dân ngay trên những cánh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch. Trên từng khoảnh ruộng, khu ruộng có đến hàng trăm con gà đang tìm kiếm thức ăn.

Tuesday. January 22nd, 2013
Mía Trổ Bông, Nông Dân Mếu Ở Quảng Ngãi Mía Trổ Bông, Nông Dân Mếu Ở Quảng Ngãi

Vụ mía năm nay Công ty đường Quảng Ngãi thực hiện mua theo phương thức xác định chữ đường tại ruộng, được nông dân đồng tình ủng hộ. Sự minh bạch này đã xóa những nghi ngờ của nông dân về cách tính chữ đường của đơn vị thu mua. Tuy nhiên, gần 1/2 diện tích mía lại không được thực hiện theo phương thức này, gây ra tình trạng chậm trễ khiến mía già, trổ bông, sản lượng sụt giảm.

Tuesday. January 22nd, 2013
Xoài Cát Hòa Lộc Trúng Giá Ở Tiền Giang Xoài Cát Hòa Lộc Trúng Giá Ở Tiền Giang

Xoài cát Hòa Lộc được thương lái mua tại vườn với giá cao, từ 50.000 - 55.000 đồng/kg, giúp nhà vườn chuyên canh trái xoài đặc sản này ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) đạt lợi nhuận cao.

Wednesday. January 23rd, 2013
Giống Cá Nước Lạnh & Đầu Ra Sản Phẩm Giống Cá Nước Lạnh & Đầu Ra Sản Phẩm

Bộ NN-PTNT đã chọn Lâm Đồng để triển khai đề tài “Phát triển giống cá nước lạnh tại VN” do Viện Nghiên cứu Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 đảm trách.

Saturday. August 3rd, 2013
Hiệu Quả Mô Hình Trồng Cam Sành Xen Ổi: Hạn Chế Được Sự Lây Nhiễm Của Bệnh Vàng Lá Gân Xanh Trên Cây Cam Sành Ở Trà Vinh Hiệu Quả Mô Hình Trồng Cam Sành Xen Ổi: Hạn Chế Được Sự Lây Nhiễm Của Bệnh Vàng Lá Gân Xanh Trên Cây Cam Sành Ở Trà Vinh

Năm 2010, mô hình trồng cam sành xen ổi do dự án Jica (Tổ chức phi chính phủ Nhật Bản) hỗ trợ; từ 02 mô hình vườn mẫu ban đầu, với diện tích 1,4 ha, đầu tư cho 02 hộ ở ấp Dinh An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Đến nay, đã phát triển nhân rộng được gần 15 ha, có 30 hộ tham gia trên địa bàn các xã Phong Phú, Tam Ngãi, Thông Hòa, An Phú Tân (huyện Cầu Kè).

Thursday. January 24th, 2013