Cơ Hội Cho Hàng Thủy Sản Việt Nam Sang Trung Quốc

Vừa qua, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã ban hành chính sách hỗ trợ đối với hoạt động nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chính sách đó là cơ hội cho hàng thủy hải sản Việt Nam sang Trung Quốc.
Theo chính sách hỗ trợ nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản trong năm 2014 của Trung Quốc, đối với mỗi 1 USD nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản của doanh nghiệp sẽ được tỉnh Vân Nam hỗ trợ 0,02 CNY, đồng thời căn cứ số lượng sản phẩm thủy, hải sản nhập khẩu qua đường hàng không (theo cách tính giá của cơ quan Hải quan theo trọng lượng tịnh, không bao gồm trọng lượng của bao bì đóng gói) hỗ trợ chi phí vận chuyển 600 CNY/tấn.
Bên cạnh đó, chính sách cũng hỗ trợ các dự án phục vụ hoạt động nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản. Đối với các dự án xây dựng chợ bán buôn hoặc trung tâm kho vận sản phẩm thủy, hải sản do các doanh nghiệp của tỉnh Vân Nam triển khai thực hiện tại sân bay Chang Shui và khu kinh tế nằm trong khu vực cảng hàng không Chang Shui tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, sẽ được tỉnh Vân Nam hỗ trợ kinh phí thực hiện.
Kinh phí hỗ trợ bao gồm: chi phí thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị (không bao gồm phương tiện vận chuyển), xây dựng hệ thống thông tin và mua sắm phần mềm... Tỉ lệ tiền hỗ trợ không vượt quá 70% đầu tư thực tế có thể hỗ trợ. Nếu dự án bao gồm cả hai loại hình như trên thì sẽ lựa chọn một trong hai loại hình có lợi thế nhất.
Chính sách trên cho thấy nhu cầu thủy, hải sản của tỉnh Vân Nam và cả Trung Quốc nhưng đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thủy, hải sản của Việt Nam tận dụng và phát huy chính sách ưu đãi này trong hợp tác, giao dịch với các doanh nghiệp nhập khẩu thủy, hải sản của tỉnh Vân Nam để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, qua đó, đưa mặt hàng này tiếp cận và thâm nhập sâu hơn vào thị trường khu vực Tây Nam và các địa phương khác của Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

100 gram có giá đến 3 triệu đồng, nên yến sào được mệnh danh như “vàng trắng”. Nuôi yến mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, nhưng không phải ai cũng thành công. Có người đầu tư cả tỷ bạc, nhưng đành trắng tay khi loài chim “khó tính” này không chịu đến ở.

Thực hiện Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học tại tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ). Ngày 23/8/2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TTKN-KN) phối hợp cùng Ban quản lý Dự án GIZ tổ chức khai giảng 2 lớp tập huấn “Kỹ thuật canh tác giống lúa chịu mặn theo hướng VietGAP” tại vùng tôm - lúa của 2 xã Phong Thạnh và Phong Thạnh A, huyện Giá Rai.

Vịt thích hợp với nhiều phương thức nuôi khác nhau, có thể nuôi trên khô không cần nước bơi lội (nhốt trong chuồng, nuôi trên vườn cây), nuôi nhốt kết hợp với nuôi cá (cá - vịt) hoặc nuôi thả đồng có khoanh vùng kiểm soát. Là giống vịt chuyên trứng có năng suất cao nhất so với các giống vịt hiện có của Việt Nam.

Ngày 29/11/2013, tại ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (Trung tâm) kết hợp với Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học (GIZ) tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ Bạc Liêu) đã tổ chức tổng kết lớp tập huấn canh tác dưa hấu trong khuôn khổ lớp tập huấn lúa - màu (lúa - dưa hấu).

Thăm vườn dừa xiêm lùn tươi tốt rộng gần 1 hécta của ông Trần Văn Nhẫn, ấp 2, xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) bắt đầu cho thu hoạch, nhiều người không khỏi trầm trồ khen ngợi vì đây vốn là vùng đất ngập mặn bị bỏ hoang do canh tác không hiệu quả. Trong vườn có ao nuôi cá, có nhà thủy tạ nghỉ mát.