Cơ Bản Hoàn Thành Việc Giải Quyết Đất Lâm Nghiệp Bị Bao, Lấn Chiếm, Sử Dụng Sai Mục Đích

Qua 05 năm triển khai thực hiện Quyết định 875 của UBND tỉnh về giải quyết tình trạng đất lâm nghiệp bị bao, lấn chiếm. Đến nay, việc giải quyết tình trạng bao lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích đã cơ bản hoàn thành.
Các huyện, thành phố đã vận động hộ dân vi phạm tự nguyện chấp hành và xử lý thu hồi được trên 3.971 ha, đạt 96,5% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp bị bao, lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích trên địa bàn tỉnh. Nếu loại trừ những trường hợp có “Giấy chứng nhận QSDĐ cấp trùng trên đất lâm nghiệp”, những trường hợp có “Hợp đồng”, hay có “Giấy xác nhận” cho trồng cây không đúng mục đích, sai quy hoạch thì đã đạt 99,8%. Chỉ còn 3,5 ha chưa giải quyết, nằm ở khu rừng đặc dụng Núi Bà thuộc địa bàn Tp. Tây Ninh.
Hiện UBND thành phố Tây Ninh đã giao trách nhiệm cho các cơ quan liên quan xác định lại hồ sơ. Đồng thời, cử người tiếp tục vận động, yêu cầu 3 hộ vi phạm chấp hành quyết định xử lý, trồng cây rừng bổ sung.
Nguồn bài viết: http://ttv11.vn/ViewNews-Co_ban_hoan_thanh_viec_giai_quyet_dat_lam_nghiep_bi_bao_lan_chiem_su_dung_sai_muc_dich-7370.aspx
Có thể bạn quan tâm

Kết quả trồng thử nghiệm giống ổi xá lị không hạt ở xã Hiệp Cát, Hiệp Lực (Hải Dương) cho thấy, cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt 7,5 tấn/ha, quả dài, vị ngọt...

Trong những năm qua nhờ chính sách của tỉnh trong việc khuyến khích người dân chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa một vụ kém hiệu quả sang phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp với thả cá và đã giàu lên nhanh chóng. Điển hình là gia đình anh Nguyễn Văn Dũng thôn Thiện Dũ, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành.

Ông Đặng Quang Tám - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định, cho biết: Thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm cho một số đối tượng sâu bệnh đang có nguy cơ phát sinh mạnh gây hại lúa vụ hè thu.

Huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nằm giữa hai con sông lớn là sông Ninh Cơ và sông Đáy, lại có 12km bờ biển nên thuận lợi cho việc phát triển nuôi thủy sản. Để đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, huyện đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, từ quy hoạch vùng sản xuất, xác định cơ cấu con nuôi phù hợp với trình độ thâm canh của các hộ nuôi và đặc điểm tự nhiên của từng vùng.

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.