Chuẩn Bị Đưa Hệ Thống Xử Lý Quả Thanh Long Bằng Hơi Nước Nóng Vào Hoạt Động Ở Bình Thuận

Đến thời điểm này, Công ty TNHH XNK Nông sản Hồng Ân (xã Hải Ninh, Bắc Bình - Bình Thuận) đã hoàn thành việc đầu tư, xây dựng Nhà máy xử lý thanh long bằng hệ thống xử lý hơi nước nóng, công suất 4.200 tấn/năm. Theo đó, công ty đã có văn bản trình Cục Bảo vệ thực vật xem xét, kiểm tra để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động và bảo đảm tính pháp lý cho việc vận hành nhà máy. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khi nhà máy xử lý thanh long bằng hơi nước nóng đi vào hoạt động, sẽ đáp ứng được yêu cầu xử lý ruồi đục quả trên thanh long. Qua đó, tạo thuận lợi để xuất khẩu nông sản sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc... góp phần nâng cao giá trị cho thanh long Bình Thuận.
Được biết, ruồi đục quả là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm hàng đầu ở tất cả các vùng trồng cây ăn quả ở trong nước. Vì thế, đây là đối tượng kiểm dịch rất khắt khe của tất cả các nước nhập khẩu rau quả tươi trên thế giới. Theo quy định của các nước nhập khẩu rau quả, nếu rau quả bị gây hại bởi ruồi đục quả thì nông sản không được xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, Trung tâm được giao 2 chương trình tham gia Hội chợ Foodex Nhật Bản (tháng 3) cho 14 DN và Hội chợ SIAL Pháp (tháng 10) cho 16 DN. Hầu hết các DN tham gia gian hàng tại các chương trình trên đều đánh giá cao công tác tổ chức tương đối chuyên nghiệp của Trung tâm.

Với quy mô trên 400 gian hàng, hội chợ có sự góp mặt của hơn 200 DN, cơ sở SX và các tổ chức trong và ngoài nước tham dự, trong đó có DN Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Phi và các tổ chức, cá nhân, đơn vị trong nước đến từ các Sở, Viện, Trung tâm nghiên cứu, Trung tâm XTTM, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh; các hiệp hội, trang trại, HTX…

Qua số liệu của Bộ Công thương cho thấy, trong 10 tháng đầu năm, sản lượng phân đạm urê của cả nước ước đạt 1,82 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2013. Phân NPK đạt hơn 2 triệu tấn, tăng 0,1%.

Với xác nhận “Sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi”, trứng gà của CPV một lần nữa khẳng định thương hiệu sản phẩm sạch, tạo đà phát triển trong lĩnh vực SX thực phẩm an toàn theo chuỗi và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự tin cậy đến người tiêu dùng.

ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đề nghị nên sửa tên luật này thành Luật Kinh tế biển đảo. Lý do, ĐB Đương đưa ra là vì chúng ta đã có Luật TN-MT và Luật Biển Việt Nam rồi. Do đó cần có một tên luật sát và đúng nghĩa với yêu cầu nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra.