Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Chuẩn Bị Cho Lúa Trổ Khỏe

Chuẩn Bị Cho Lúa Trổ Khỏe
Ngày đăng: 30/04/2014

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, khi lúa chuẩn bị trổ bà con cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phòng trừ dịch hại kịp thời bằng giải pháp phù hợp, hướng tới mục tiêu phòng trị sâu bệnh hiệu quả, giảm được chi phí sản xuất.

Năng suất lúa được hình thành từ các yếu tố chính như: số bông trên 1m2, số hạt chắc trên bông và trọng lượng hạt. giai đoạn lúa đòng- trổ là rất quan trọng quyết định năng suất lúa.

Để cây lúa cho số bông tối ưu bà con cần: Bón phân đón đòng đúng lúc, thăm đồng thường xuyên để phòng trừ các loại bệnh hại ngay khi lúa chuẩn bị trổ, vì giai đoạn này hay xuất hiện các loại bệnh hại như: đạo ôn, vàng lá lúa, cháy bìa lá... và các loại sâu hại như: sâu cuốn lá, sâu đục thân, nhện gié ….

Các dịch hại tấn công nhiều khi lúa chuẩn bị trổ sẽ ảnh hưởng tới năng suất lúa về sau. Thực tế cho thấy, nếu bộ lá đòng bị dịch hại tấn công sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất do bông lúa có tỉ lệ hạt lép cao.

Sau khi hình thành đòng, lúa trổ bông, để có được những bông lúa to, khỏe, tỷ lệ hạt chắc cao, bà con cần  phòng ngừa bệnh kịp thời nhằm giữ cho bộ lá đòng sạch bệnh, xanh dầy lá nhằm tạo nguồn năng lượng cho lúa trổ nhanh, thoát , tỉ lệ hạt chắc trên bông đạt cao nhất.

Hiện tại ở những cánh đồng sản xuất liên kết theo quy trình hành trình cây lúa khỏe, nông dân đã có nhiều kinh nghiệm quản lý sâu bệnh hại lúa đạt hiệu quả trước khi lúa trổ.

Sâu cuốn lá nhỏ thường gây hại trên cây lúa ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Sau khi nở, sâu non nhả tơ cuốn dọc hai mép lá lúa lại tạo thành cái bao, rồi nằm bên trong ăn chất xanh của lá, chỉ để lại màng trắng bên ngoài. Làm giảm khả năng quang hợp của cây lúa, nếu nặng có thể gây thất thu nghiêm trọng.

Trong một ruộng lúa, sâu cuốn lá thường có hai đợt chính: Đợi thứ nhất thường vào lúc lúa đẻ nhánh rộ. Đợt này tỷ lệ lá bị hại có thể sẽ cao, nhưng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây lúa không nhiều lắm, vì khi bị tổn hại cây lúa sẽ nhanh chóng ra lá mới, dảnh mới để bù đắp những gì đã mất.

Đợt sâu thứ hai thường trùng vào lúc cây lúa làm đòng, trổ bông. Đợt này sâu tấn công trực tiếp vào lá đòng, nên sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa. Để hạn chế tác hại của sâu, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp. Trong trường hợp sử dụng thuốc phòng trị bà con cần áp dụng nguyên tắc 4 đúng.

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, khi lúa chuẩn bị trổ bà con cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phòng trừ dịch hại kịp thời bằng giải pháp phù hợp, hướng tới mục tiêu phòng trị sâu bệnh hiệu quả, giảm được chi phí sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Phòng Trừ Bệnh Lem Lép Hạt Lúa Thế Nào Cho Hiệu Quả Cao? Phòng Trừ Bệnh Lem Lép Hạt Lúa Thế Nào Cho Hiệu Quả Cao?

Bệnh lem lép hạt lúa hiện nay trở nên phổ biến trên ở các vùng trồng lúa ở nước ta, có xu hướng gia tăng về diện tích lẫn mức độ tác hại; mùa vụ nào chân ruộng nào cũng có bệnh, chưa có giống lúa nào chống chịu được bệnh. Lem lép hạt lúa là tên gọi để chỉ chung hiện tượng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến đen; từ đen lốm đốm đến đen toàn bộ vỏ trấu...

12/07/2011
Bệnh Lúa Von Bệnh Lúa Von

Bệnh lúa von là loại bệnh do loài nấm Fusarium moniliforme Shel gây nên do nguyên nhân truyền nhiễm hoặc lây nhiễm. Nấm bệnh có thể phát triển ở điều kiện nhiệt độ từ 10-37oC (thích hợp nhất ở điều kiện 24-32oC), ẩm độ cao và ánh sáng yếu. Trên đồng ruộng, bào tử phân sinh có thể tồn tại và sống trong đất từ 4-6 tháng

15/07/2011
Sâu Đục Thân 5 Vạch Đầu Nâu Sâu Đục Thân 5 Vạch Đầu Nâu

Trứng hình bầu dục dẹt, mới đẻ có màu trắng, sau chuyển màu nâu, gần nở màu đen. Trứng đẻ thành ổ xếp dạng vảy cá ở mặt trên phiến lá hoặc bẹ lá (trên bẹ lá chiếm 80%). Sâu non đẫy sức có màu nâu nhạt, trên thân có 5 vạch dọc màu nâu xẫm. màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Móc bàn chân bụng có 51-56 cái xếp thành hình tròn

19/07/2011
Bón Phân Cho Lúa Trên Đất Phèn Bón Phân Cho Lúa Trên Đất Phèn

Đất phèn, đất chua phèn hay đất chua là các thuật ngữ khác nhau để chỉ loại đất có độ pH thấp, thường là từ 5,5 trở xuống. Có khi pH chỉ còn 3 hoặc 2. Thủ phạm chủ yếu trong đất phèn là nhôm (Al) và Sắt (Fe).

20/01/2011
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Biện Pháp Gieo Sạ Kỹ Thuật Trồng Lúa - Biện Pháp Gieo Sạ

Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15% trong thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp. Trước khi gieo sạ 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ

19/01/2011