Chủ Động Sản Xuất Cây Giống Phục Vụ Trồng Rừng

Nhằm chủ động nguồn giống phục vụ công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị tích cực xây dựng các nguồn giống.
Đến nay, các đơn vị đã xây dựng được 22 nguồn giống cây lâm nghiệp, trong đó: 7 lâm phần tuyển chọn sến mật, vẹt, trang, đước, thông Cariber... với diện tích 463,7 ha; 9 rừng giống chuyển hóa thông nhựa, lát hoa, lim xanh, mỡ, trám trắng, keo tai tượng, diện tích 87,27 ha; 1 rừng giống keo tai tượng, diện tích 10 ha; 2 vườn cung cấp hom phi lao dòng TT2.6, TT2.7, diện tích 0,9 ha... Hàng năm, thu hái hơn 4.000 kg hạt giống đưa vào sản xuất gieo ươm.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh xây dựng hệ thống sản xuất, kinh doanh giống lâm nghiệp trên địa bàn theo hướng kết hợp hài hòa giữa vườn ươm tập trung quy mô lớn với vườn ươm vừa và nhỏ trên địa bàn các huyện và đã xây dựng được 38 vườn ươm, quy mô 23,8 ha, đang triển khai xây dựng 1 Trung tâm Nuôi cấy mô tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp Thanh Hóa. Công suất của các vườn ươm đạt trên 35 triệu cây giống lâm nghiệp các loại/năm, cơ bản đáp ứng nhu cầu trồng rừng trong tỉnh.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132563/Chu-dong-san-xuat-cay-giong-phuc-vu-trong-rung
Có thể bạn quan tâm
Ngày 11/9, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đi thực địa đánh giá bộ giống lúa chịu mặn trồng khảo nghiệm tại các xã An Hòa, An Ninh Tây, An Ninh Đông, An Cư (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao giá trị thu nhập và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, ngày 10-9.

Những năm gần đây, công dụng của xạ đen được biết đến nhiều như hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, viêm gan B, các bệnh về gan, dùng hàng ngày để tăng cường sức khỏe, phòng - chống bệnh tật và ngăn ngừa ung thư

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên, từ cuối tháng 8 đến nay, toàn tỉnh không phát hiện thêm diện tích sắn bị bệnh rệp sáp bột hồng (RSBH) lây lan, gây hại.

Nhằm đưa các giống mì mới có năng suất cao vào thay thế các giống mì cũ để tăng thu nhập cho người dân, năm 2015, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã triển khai “Dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng mì giống mới KM140 và KM419 tại 2 xã Lơ Ku và Đak Smar.