CHỐNG RÉT CHO MẠ XUÂN

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung Ương, liên tiếp trong một vài tuần tới sẽ có nhiều đợt không khí lạnh tràn về kèm theo mưa tạo nên những đợt rét ngọt khu vực Bắc bộ và các tỉnh Bắc Trung bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Nhiệt độ ban ngày có thể hạ xuống dưới 15 độ C, về đêm còn xuống dưới 13 độ C, độ ẩm không khí gia tăng lên trên 85%, trời càng rét sâu hơn.
Báo cáo nhanh của ngành nông nghiệp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh cho biết, thời tiết giá rét sẽ kìm hãm sinh trưởng, phát triển thậm chí gây chết hàng loạt với các trà mạ xuân sớm mới gieo chỉ cao khoảng 2-3cm làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2011-2012. Để bảo vệ cho những diện tích mạ xuân gieo sớm, theo các chuyên gia ngành nông nghiệp, bà con nông dân cần khẩn trương áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau đây: - Đối với những diện tích mạ trà xuân sớm mới cao khoảng 2-3cm cần điều tiết nước ruộng cho phù hợp để sưởi ấm cho mạ. Vào ban đêm khi nhiệt độ giảm thấp, trời rét hơn cần bơm nước vào ruộng để giữ ấm cho cây; ban ngày thì rút hết nước ra để cho cây mạ có thể phá triển bình thường.
- Rắc thêm tro bếp lên ruộng mạ với định mức 1-1,5kg/100 mét vuông.
- Dùng các thanh tre dài 1,8 - 2m, bản rộng 2-3cm cắm cách nhau 1,5m uốn cong làm vòm đỡ nilon trắng (đỉnh cách mặt đất 60cm) để giữ ấm chống rét và phòng chống rầy hại mạ. Đóng vòm cả ngày lẫn đêm khi nhiệt độ
Có thể bạn quan tâm

Theo đánh giá của tổ chức Nông-Lương Liên Hợp Quốc (FAO) hàng năm tổn thất về ngũ cốc trên toàn Thế giới khoảng 13% nghĩa là 13 triệu tấn lương thực bị mất và không sử dụng được. Ở Việt Nam tỷ lệ tổn thất nông sản sau thu hoạch trên 13%, như vậy hàng năm chúng ta bị mất khoảng 3-5 triệu tấn thóc. Năm 2006 diện tích lúa của tỉnh ta là gần 41 nghìn ha và phấn đấu sản lượng đạt trên 170 nghìn tấn thóc.

Nhằm giúp bà con nông dân khắc phục những tình trạng như: nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt, tự bốc nóng…của hạt thóc sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng của thóc không bị giảm, giữ được hàm lượng các chất dinh dưỡng và giá trị thương phẩm cũng như đáp ứng yêu cầu sức khỏe cho người và vật nuôi, chúng tôi xin giới thiệu các kỹ thuật cơ bản để bảo quản lúa cho phù hợp với điều kiện của hộ gia đình mình.

Đối với vụ Đông xuân: Dọn sạch cỏ. Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có trang kèm theo. Đối với vụ Hè thu: Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm.

Phối hợp nhiều biện pháp cùng 1 lúc: Thời vụ tập trung, vệ sinh đồng ruộng, đặt bẫy, đào hang, bỏ khí đá vào hang, bơm nước vào hang, dùng chó săn bắt.

Thực hiện tốt các khâu kỹ thuật ngâm ủ hạt giống sẽ có tỷ lệ nảy mầm cao, loại bỏ được một số loại bệnh hại và kí sinh trên hạt Phơi lại hạt giống: Hạt giống cần phơi lại 6- 8 giờ trong nắng nhẹ (không phơi trực tiếp trên sân gạch hay sân xi măng). Phơi lại có tác dụng làm cho hạt hút nước nhanh, xúc tiến hoạt động của hệ thống men, tăng khả năng nảy mầm.