Home / Cây lương thực / Trồng lúa

CHỐNG RÉT CHO MẠ XUÂN

CHỐNG RÉT CHO MẠ XUÂN
Publish date: Thursday. April 5th, 2012

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung Ương, liên tiếp trong một vài tuần tới sẽ có nhiều đợt không khí lạnh tràn về kèm theo mưa tạo nên những đợt rét ngọt khu vực Bắc bộ và các tỉnh Bắc Trung bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Nhiệt độ ban ngày có thể hạ xuống dưới 15 độ C, về đêm còn xuống dưới 13 độ C, độ ẩm không khí gia tăng lên trên 85%, trời càng rét sâu hơn.

Báo cáo nhanh của ngành nông nghiệp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh cho biết, thời tiết giá rét sẽ kìm hãm sinh trưởng, phát triển thậm chí gây chết hàng loạt với các trà mạ xuân sớm mới gieo chỉ cao khoảng 2-3cm làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2011-2012. Để bảo vệ cho những diện tích mạ xuân gieo sớm, theo các chuyên gia ngành nông nghiệp, bà con nông dân cần khẩn trương áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau đây: - Đối với những diện tích mạ trà xuân sớm mới cao khoảng 2-3cm cần điều tiết nước ruộng cho phù hợp để sưởi ấm cho mạ. Vào ban đêm khi nhiệt độ giảm thấp, trời rét hơn cần bơm nước vào ruộng để giữ ấm cho cây; ban ngày thì rút hết nước ra để cho cây mạ có thể phá triển bình thường.

- Rắc thêm tro bếp lên ruộng mạ với định mức 1-1,5kg/100 mét vuông.

- Dùng các thanh tre dài 1,8 - 2m, bản rộng 2-3cm cắm cách nhau 1,5m uốn cong làm vòm đỡ nilon trắng (đỉnh cách mặt đất 60cm) để giữ ấm chống rét và phòng chống rầy hại mạ. Đóng vòm cả ngày lẫn đêm khi nhiệt độ


Related news

Kỹ Thuật Làm Mạ Trên Cạn Kỹ Thuật Làm Mạ Trên Cạn

Vào thời điểm mạ được 3 - 4 lá thật cần bón phân DAP để bổ sung dinh dưỡng với liều lượng từ 10-15kg/1.000m2. Theo khuyến cáo thì vùng tôm - lúa tốt nhất nên cấy khi tuổi mạ già (mạ có thời gian sinh trưởng khoảng từ 40 - 50 ngày) để tăng khả năng chống chịu của cây mạ trong điều kiện khó khăn, bất lợi. Chọn mạ tốt, cứng cây, to khỏe, có từ 8 - 10 lá màu xanh hơi ngả vàng đem cấy vào ruộng.

Monday. October 28th, 2013
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bón Phân Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bón Phân

Ở giai đoạn để nhánh (22-25 NSS) và làm đòng (42-45 NSS), sử dụng bảng so màu lá để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón. Loại phân sử dụng và lượng phân bón từng loại cho từng giai đoạn sinh trưởng của lúa được khuyến cáo như trong bảng ở phần cuối của Quy trình.

Monday. October 28th, 2013
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Chống Chuột Hại Lúa Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Chống Chuột Hại Lúa

Bẫy hom là một cái lồng hình hộp chữ nhật có khung bằng sắt, một đầu gắn hom (giống như hom của lờ bắt cá) xung quanh bằng lưới sắt mắt cáo. Chiều dài bẫy hom là 60cm, chiều rộng và chiều cao từ 25-30cm, miệng hom hướng ra phía ngoài. Bên ngoài chân hàng đào một rãnh nhỏ chứa nước để khi chuột muốn leo qua hàng rào vào bên trong phải bơi qua rãnh nước, lông bị ướt, sẽ trơn trợt không leo vào được.

Monday. October 28th, 2013
Xác Định Lượng Phân Bón Cho Lúa Xuân Để Đạt Hiệu Quả Xác Định Lượng Phân Bón Cho Lúa Xuân Để Đạt Hiệu Quả

Thực tế cho thấy, việc xác định lượng phân bón cung cấp cho cây trồng đảm bảo đủ và cân đối phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhu cầu của cây trồng, đặc điểm đất đai, điều kiện thời tiết… Vì vậy, nông dân cần tìm hiểu, đánh giá một cách kĩ lưỡng và chính xác những yếu tố này khi bón phân cho cây trồng.

Thursday. July 18th, 2013
Xử Lý Cây Lúa Đang Bị Ngộ Độc Hữu Cơ Xử Lý Cây Lúa Đang Bị Ngộ Độc Hữu Cơ

Đây là hiện tượng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ do quá trình chuẩn bị đất quá ngắn, không kỹ dẫn đến rơm rạ từ vụ trước chưa kịp phân huỷ hoặc phân huỷ không hoàn toàn gây nên.

Friday. July 19th, 2013