Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Chống Nóng Cho Gia Súc, Gia Cầm

Chống Nóng Cho Gia Súc, Gia Cầm
Ngày đăng: 23/07/2013

Vào mùa hè thời tiết oi bức, có hôm nhiệt độ lên cao đến 35-380C. Đây là một trong những yếu tố gây bất lợi trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung, với mật độ cao, dễ phát sinh lây lan dịch bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Để hạn chế nhiệt độ cao, người chăn nuôi cần lưu ý:

Đối với gia cầm:

Chuồng trại nên thoáng mát, làm theo hướng đông nam; nên lợp mái ngói hoặc mái lá cọ, có hố chứa phân (để giảm sức nóng do phân bốc lên), nền chuồng sạch sẽ, có phên che chống nắng xung quanh, hàng ngày phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt, chất độn chuồng để trải mỏng, định kỳ thay chất độn chuồng. Trong chuồng nên lắp đặt quạt điện, hệ thống thông gió. Xung quanh chuồng trồng cây xanh tạo bóng mát.

Nuôi nhốt với mật độ vừa phải. Ví dụ: đối với gà: úm 50-60 con/m2, gà 0,5-1kg nhốt 20-30 con/m2, gà 2-3kg nhốt 7-10 con/m2. Nếu nóng quá có thể thả ra vườn, gốc cây quanh chuồng.

Đối với gà đẻ rất dễ chết vào những ngày nhiệt độ quá cao, nên tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt hàm lượng đạm trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh. Tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách cho uống Bcomlex (đặc biệt là Vitamin C), chất điện giải… cho ăn các loại cám chất lượng tốt, phòng bệnh cho gia cầm bằng các loại vaccin dịch tả, tụ huyết trùng… để tăng khả năng miễn dịch.

Đối với lợn:

Chuồng trại áp dụng như đối với gia cầm. Mật độ nuôi nhốt đối với nái 3-4 con/m2, lợn thịt là 2 m2/con. Cần tắm cho lợn 1-2lần/ngày, cho uống đủ nước và cho uống Bcomlex, chất điện giải (đặc biệt là Vitamin C) để giải nhiệt.

Tiêm phòng đầy đủ các loại vacccin: phó thương hàn lợn con, dịch tả, tụ huyết trùng để tăng khả năng miễn dịch.

Đối với trâu, bò, dê:

Buổi sáng đi chăn thả sớm: 6 giờ thả, 9 giờ về; buổi chiều chăn thả muộn: 4 giờ thả, 6 giờ về chuồng. Nên buộc ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu, bò nghỉ ngơi.

Mật độ nuôi nhốt đối với trâu, bò thịt: 4-5m2/con, dê 1,8-2m2/con. Cho uống đủ nước, bổ sung Vitamin C để giải nhiệt, cho ăn đủ no từ 30-35kg thức ăn thô xanh, 0,5-1kg thức ăn tinh, 20-30g muối ăn, để đảm bảo sức khoẻ tăng khả năng chống nóng, chống bệnh tật cho chúng.

Nên tắm trải cho trâu, bò 1-2 lần ngày để giảm nhiệt cho cơ thể và định kỳ vệ sinh thân thể, phòng chống các bệnh ngoài da bằng Dipterex, Virkon…


Có thể bạn quan tâm

Phương Pháp Chống Rét Cho Trâu, Bò Phương Pháp Chống Rét Cho Trâu, Bò

Thời tiết khô nóng hoặc rét đậm kéo dài có những tác động không nhỏ đến đàn gia súc. Để chủ động đối phó và giảm thiểu thiệt hại, người chăn nuôi nên kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống và phương pháp hiện đại để phòng chống rét cho trâu, bò.

31/07/2013
Giống Bò Chuyên Dụng Thịt Charolais Giống Bò Chuyên Dụng Thịt Charolais

Bò đã được đăng ký giống quốc gia vào năm 1864. Bò có kết cấu ngoài hình phát triển cân đối. Thân rộng, mình dày, mông không dốc. Đùi phát triển. Nuôi tốt, 12 tháng bê đực đạt 450-540kg, bê cái đạt 380kg. Ở giai đoạn 6-12 tháng tuổi, bê có thể tăng trọng 1450-1550g/ngày. Giết thịt bê đực lúc 14-16 tháng tuổi tỷ lệ thịt xẻ đạt 65-69%.

09/07/2013
Kỹ Thuật Phòng, Trị Bệnh Tiên Mao Trùng Ở Trâu, Bò Kỹ Thuật Phòng, Trị Bệnh Tiên Mao Trùng Ở Trâu, Bò

Bệnh tiên mao trùng là bệnh ký sinh trùng đường máu, trâu rất mẫn cảm với bệnh này. Bệnh không lây trực tiếp từ con vật ốm sang con vật lành mà do các loại ruồi trâu và mòng hút máu truyền bệnh.

23/07/2013
Phát Triển Bò Sữa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Phát Triển Bò Sữa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Cách đây 20 năm, đàn bò của ĐBSCL (270.400 con) lớn hơn ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH - 171.200 con) và miền Đông Nam Bộ (MĐNB - 142.000 con). Nhưng sau đó, đàn bò ĐBSCL đã giảm đi nhanh chóng, năm 2000 chỉ còn 197.200 con. Trong khi đó đàn bò ĐBSH tăng nhanh tới 488.300 con và ở MĐNB đạt 423.900 con (gấp từ 2,2 đến 2,5 lần ĐBSCL).

07/07/2013
Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Trâu, Bò Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Trâu, Bò

Theo số liệu thống kê có tới 13,8% số trâu, bò mắc bệnh Anthrax (bệnh than) hay còn có tên khác là tili ka bukhar hoặc milzrand. Hiện tượng thường gặp là lá lách sưng to. Nguyên nhân chính do tác nhân gây bệnh có tên là Bacillius anthracis, khi nhiễm bệnh nhiệt độ cơ thể tăng nhanh và sưng cổ

31/07/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.