Chống hàng giả, bảo vệ hàng Việt
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, các đội quản lý thị trường tập trung lực lượng tổ chức kiểm soát; theo dõi diễn biến cung cầu, lưu thông hàng hóa và giá cả thị trường, tăng cường giám sát việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, nhất là đối với mặt hàng thiết yếu, hàng bình ổn giá.
Mục đích là ngăn chặn các trường hợp đầu cơ găm giá, tăng giá tùy tiện, bất hợp lý, nhất là kiểm soát giá mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, mũ bảo hiểm, xăng dầu...
Tăng cường kiểm soát
Thời gian qua, các đội quản lý thị trường kết hợp với các cơ quan, đơn vị trong tỉnh kiểm tra, kiểm soát, tuyên tuyền giải thích pháp luật, động viên hơn 4.000 lượt tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn ký cam kết không buôn bán hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng kém chất lượng; tổ chức hậu kiểm tại 79 cơ sở, phát hiện 12 cơ sở vi phạm.
Trong 9 tháng năm 2015, các đội quản lý thị trường đã kiểm tra 1.060 vụ, phát hiện 582 vụ vi phạm, xử phạt gần 1,4 tỷ đồng; tạm giữ 7 vụ, tịch thu 4 vụ chủ hàng từ chối quyền sở hữu.
Trong đó có 33 vụ buôn bán hàng cấm; hàng giả 12 vụ; hàng lậu 12 vụ; gian lận thương mại 5 vụ; 964 vụ vi phạm trong kinh doanh, gồm:
Không có giấy tờ kinh doanh hợp pháp, không dán tem hợp quy; không đủ các điều kiện nhưng vẫn kinh doanh…
Các đội quản lý thị trường còn tập trung rà soát, đối chiếu, cập nhật sổ bộ đăng ký kinh doanh, bổ sung số phát sinh trong năm 2015 và phối hợp với các huyện kiểm tra hoạt động đăng ký kinh doanh, nhất là các ngành nghề, mặt hàng hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện; tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật kinh doanh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Xử lý nhiều vụ hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại
Ngày 8.9.2015, Đội quản lý thị trường số 6 phối hợp với tổ tuần tra giao thông Công an tỉnh tiến hành khám phương tiện xe ô tô tải biển kiểm soát 51C-56237 do ông Đỗ Khắc Thắng ở xóm 4, phường Quang Thắng (TP. Thanh Hóa) điều khiển, vận chuyển hàng hóa từ Bắc vào Nam.
Sau khi khám phương tiện, phát hiện trên xe vận chuyển 27 chiếc xe đạp điện và xe máy điện các loại có hóa đơn bán hàng tự tạo kèm theo, nhưng số lượng thực tế không trùng khớp với số lượng hóa đơn bán hàng do lái xe xuất trình. Vụ việc đang trình UBND tỉnh quyết định xử lý.
Trước đó, Đội quản lý thị trường số 1 phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông tỉnh dừng phương tiện biển kiểm soát 77C-02073.
Qua khám xét phát hiện trên xe vận chuyển 26 thùng (260kg) bao lì xì bên trong có kèm đồ chơi trẻ em và kẹo C; 15 thùng (300kg) kẹo thước, 18 thùng (238kg) bò nước sản xuất tại Trung Quốc không có hóa đơn, chứng từ chứng minh hàng hóa hợp pháp. Đội quản lý thị trường đã tịch thu và tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa nói trên.
Hiện tại, lực lượng quản lý thị trường đang tạm giữ 5 vụ. Hàng hóa tạm giữ gồm
5 bao cước dao cạo râu chứa 8.900 vỉ và 123 thùng, 5 bao chứa đồ gia dụng bằng nhựa, thủy tinh, inox có xuất xứ nước ngoài. Số hàng này có hóa đơn chứng từ nhưng không trùng khớp với hàng hóa thực tế.
Hàng tạm giữ còn có 6 bao cỏ nhân tạo, 360 lọ kem nhuộm đa năng, 36 tuýp kem dưỡng tóc, 16 chai kem phục hồi tóc, 32 tuýp kem đắp mặt, 30 chai sữa tắm, 50 tuýp sáp phủ mặt do chủ lô hàng đã không thừa nhận.
Theo báo cáo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, 9 tháng qua đã phát hiện 12 vụ buôn bán hàng lậu, xử phạt 28 triệu đồng, tịch thu toàn bộ hàng hóa.
Lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra phát hiện 2 vụ buôn bán hàng giả. Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường còn phát hiện 5 cơ sở kinh doanh gian lận thương mại,
Trong đó 3 vụ không niêm yết giá bán hàng; 2 vụ khuyến mãi không đúng nội dung của chương trình khuyến mãi; 11 cái âm ly nhãn hàng hóa ghi xuất xứ Hàn Quốc nhưng trên mã vạch lại sản xuất tại Việt Nam.
Ông Võ Minh Tâm – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh cho biết: Từ nay đến cuối năm, lực lượng quản lý thị trường sẽ tăng cường nhiều biện pháp kiểm tra, kiểm soát đối với hàng cấm, hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
Mọi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định hiện hành, nhất là đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, xăng dầu, mũ bảo hiểm, rượu, thuốc lá ngoại nhập lậu.
Có thể bạn quan tâm
Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Gia Lai được triển khai trên địa bàn huyện Đak Đoa đã được 4 năm. Qua thời gian thực hiện nhiều mô hình, cách làm mới trong sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương từng bước đi vào ổn định phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thị trường hiện nay.
Chỉ bằng những nguyên liệu đơn giản như gạch, cát và xi măng… chị Lê Thị Ánh ở xóm La Đuốc, xã Tân Kim (Phú Bình - Thái Nguyên) đã sáng tạo ra phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến giúp tiết kiệm đến 60% chi phí so với sử dụng bóng đèn điện và giảm ô nhiễm môi trường so với dùng than tổ ong.
Ngày 28-7, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai phối hợp Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ tổ chức họp báo bàn về giải pháp gỡ khó cho chăn nuôi gia cầm trong giai đoạn hiện nay. Dịp này, 2 bên cùng ký biên bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương… đề nghị điều tra chống bán phá giá với mặt hàng thịt gà nhập khẩu.
Chiều ngày 29-7, tại UBND xã Gia Hòa 2 (Mỹ Xuyên - Sóc Trăng), Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị hữu quan tổ chức cấp bò sinh sản cho một số hộ dân trên địa bàn xã Gia Hòa 2.
Trạm Khuyến nông huyện Lục Nam (Bắc Giang) đang triển khai mô hình nuôi gà Đông Tảo thương phẩm cho 10 hộ dân thuộc các xã Tam Dị, Chu Điện, Phương Sơn với tổng kinh phí 90 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện.