Chọn Tôm Sú Giống Bằng Cách Gây Sốc
Chọn tôm giống bằng cách gây sốc (stress test) là một phương pháp chọn tôm rất hiệu quả và đang được áp dụng rộng rãi cho các hộ nuôi tôm. Sau khi chọn được lô giống tốt bằng cảm quang, ta nên tiến hành gây sốc cho tôm để kiểm tra khả năng chịu đựng của tôm. Tôm có khả năng chịu đựng kém khi sốc thường là tôm bị nhiễm bệnh. Có thể dùng các phương pháp sau:
* Sốc Formol: cho khoảng 100-200 con tôm vào thau chứa Formol nồng độ 200-250 ml/m3 trong 30 phút. Sau đó khuấy tròn nước để tôm chết lắng vào giữa. Nếu tỷ lệ tôm chết không quá 10% là đàn tôm tốt.
* Sốc Virkon: dùng Virkon với nồng độ 20 g/m3, cũng cho vào từ 100-200 con tôm, sục khí trong thời gian 30 phút, số tôm bị nhiễm bệnh sẽ chết, tôm còn lại là tôm khỏe. Tỷ lệ chết dưới 10% là tôm tốt. Phương pháp này thường dùng để gây sốc cả đàn tôm để loại bỏ số tôm yếu và tôm mang mầm bệnh ra ngoài.
* Hạ độ mặn đột ngột: lấy mẫu khoảng 100-200 con tôm post, nếu nước trong bể ương tôm có độ mặn trên 20‰, ta cho thêm nước ngọt đúng bằng lượng nước mặn, tức là đã giảm độ mặn xuống một nửa, nếu độ mặn thấp hơn ta có thể cho tôm vào thẳng trong môi trường nước ngọt. Sau 2 giờ nếu tỷ lệ tôm chết dưới 5% là đàn tôm tốt.
Có thể bạn quan tâm
Ðiều kiện nền đáy ao nuôi tôm có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước ao nuôi tôm thể hiện qua các thông số môi trường như oxy hòa tan, độ trong của nước, sự phát triển của tảo, hàm lượng các khí độc, sự hiện diện và phát triển các loại vi khuẩn gây bệnh
Ở tuổi gần 60, ông Phan Thanh Châu ở ấp Giáp Nước, xã Vĩnh Trạch, TP. Bạc Liêu rất thận trọng trong việc đầu tư nuôi nuôi tôm công nghiệp
Khi phát hiện ao nuôi có dấu hiệu bệnh đốm trắng, bệnh Taura hoặc tôm chết không rõ nguyên nhân thì người nuôi nhanh chóng đóng kín cửa cống, tuyệt đối không tự ý xả thải nước, tôm chết trong ao ra ngoài môi trường tự nhiên
Đây là đề tài khoa học do Tiến sĩ Phạm Văn Huyên, Phân viện khoa học vật liệu tại Nha Trang, làm chủ đề tài, được Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh Khánh Hòa đánh giá tốt.
Và mục đích của hội thảo cũng đã được xác định rất rõ ngay từ đầu, qua lời phát biểu ngắn gọn của tiến sĩ Nguyễn Việt Thắng, Thứ trưởng Bộ Thủy sản, là tìm giải pháp tổng hợp phòng ngừa bệnh là chính, và nếu xảy ra bệnh, phải tìm mọi cách chữa trị .