Chọn Giống Ca Cao
Cây ca cao đến nay đã được chấp nhận và mời gọi là thành viên trong hệ thống canh tác vườn ở Bến Tre, vì nó là cây trồng xen góp phần tăng nhanh hiệu quả, mang tính bền vững trên đơn vị diện tích. Hiện đang được uy tín cao về chất lượng, thị trường không ngừng được mở rộng trong và ngoài nước với giá cả tăng dần, ổn định.
Tuy nhiên, với sự phát triển ồ ạt về diện tích không kiểm soát nổi trong thời gian qua, thì nhiều điều bất cập kéo theo cũng rất đáng quan tâm. Thật vậy, có những lý do rất đáng lo như: một số nông dân mua giống không rõ nguồn gốc, đã ương giống trồng từ các hạt cây lai F1, mua cây lai F1, trong đó có tỉ lệ 5-10% thoái hóa để trồng, các cây giống cũ chưa được bình tuyển lại nên một số cây cho hạt nhỏ, chưa đúng chuẩn, có một số dòng TD không phù hợp điều kiện địa phương có khiếm khuyết như các dòng TD1, TD2, TD4, TD7, TD9, TD13v.v….
Khi cho trái nó là tiền đề cho năng suất thấp, chất lượng giảm sút và một số hậu quả chưa lường hết, diện tích nầy dự đoán toàn tỉnh 314 ha/3.780 ha (1/10). Còn một số vấn đề không kém phần quan trọng về biện pháp canh tác gây cũng gây hậu quả xấu như phân bón ít hoặc bón không hợp lý hay không bón, cây che bóng hoặc nước tưới không đủ, xử lý cho trái quá sức cây…..
Nhằm góp phần cùng nhau tạo mặt hàng ca cao có uy tín ổn định trên thị trường như hiện nay và lâu dài, từ bây giờ cần có sự góp công sức cùng gây dựng của cộng đồng. Vai trò hộ nông dân với ý thức vì sự sống còn của thương hiệu ca cao, vì mình vì mọi người, nên có ngay suy nghĩ trước khi trồng chọn mua giống phải tìm đúng nơi có uy tín, khi đã trồng rồi, thẩm tra số cây trong vườn không đạt chuẩn, báo ngay Hội Nông dân hay tập huấn viên, khuyến nông viên (KNV) của xã mình nhờ ghép cải tạo.Tuân thủ qui trình chăm sóc ca cao đủ và đúng. Vai trò của Hội Nông dân, KNV, THV cấp xã vì sự phát triển bền vững của địa phương nên thống kê nông hộ có tình trạng cây không đạt yêu cầu trên, một mặêt làm công tác tư tưởng với nông hộ, mặt khác báo ngay cơ quan chức năng có biện pháp tối ưu để giải quyết.
Đối với cơ quan chức năng và cơ quan liên đới, chúng tôi có đề nghị nên có sự tài trợ kinh phí và tổ chức thực hiện những công việc sau: thẩm tra một số vườn cây lai F1 mang năng suất chất lượng vượt trội nhằm bình tuyển cây đầu dòng phù hợp tỉnh nhà, cậâp nhật thống kê các cây, các dòng không đạt tiêu chuẩn về năng suất, chất lượng, có thông tin hạn chế trồng.Tổũ chức thực hiện ghép thay thế với các dòng có năng suất và chất lượng cao phù hợp điều kiện địa phương như dòng TD3, TD5, TD6, TD8, TD10, TD11, TD14. Liên kết các hộ có năng lực ở khu vực tạo cơ sở thu mua sơ chế tiêu thụ hợp lý…
Qua đây, rất mong bà con cùng quan tâm, chung sức vì sự phát triển bền vững của cây ca cao, bằng mọi cách, không để sự việc đến khi “mất bò mới lo làm chuồng”, thì quá muộn.
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm gần đây, mô hình trồng dừa xen ca cao ngày được nông dân áp dụng rộng rải nhằm nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích. Đến cuối năm 2011, tỉnh Bến Tre có diện tích trồng ca cao khoảng 10 nghìn ha, trong đó diện tích dừa xen ca cao chiếm đa số.
Thiết kế vườn là công việc xác định vị trí trồng ca cao và xác định vị trí để trồng cây che bóng, chắn gió trong vườn phù hợp yêu cầu kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho ca cao sinh trưởng và phát triển tốt, đạt hiệu quả kinh tế.
Ca cao là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng cao với đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng. Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây.
Nếu áp dụng không đúng kỹ thuật chăm sóc, tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh hại có thể mất đến 40 -50% năng suất ca cao.Tỉa cành tạo tán là biện pháp chính để nâng cao năng suất ca cao kinh doanh.
Cây ca cao là một trong những cây trồng mới có tiềm năng ở Đồng bằng Sông Cữu Long. Ngoài trồng thuần như các loại cây trồng khác, ca cao có thể phát triển dưới nhiều cây trồng khác nhau như xen dưới tán dừa, tán cây ăn quả và cũng thích nghi được nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên nếu áp dụng không đúng kỹ thuật chăm sóc, tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh hại có thể mất đến 40 -50% sản lượng. Do đó cần áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại để nâng cao năng suất giai đoạn kinh doanh là cần thiết.