Chống say năng hiệu quả nhờ rau đay
Các món ăn ngon, lành, mát giải nhiệt mùa hè có tác dụng chống say nắng, giải nhiệt mùa hè, trong canh rau đay có chứa nhiều chất có tác dụng trong chữa bệnh
Canh rau đay là một trong các món ăn ngon mùa hè thanh nhiệt giải đôc
Vào mùa hè nắng nóng, canh cua rau đay một trong các món ăn ngon, lành được nhiều gia đình lựa chọn. Không chỉ dễ ăn, mát mà canh rau đay còn có tác dụng chữa bệnh không ngờ, chống say nắng, giải nhiệt mùa hè bất ngờ.
Về phương diện y học cổ truyền, là loại rau có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tẩm bổ, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, lợi hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa và an thai. Do đó, rau đay thường được dùng làm loại rau làm thuốc có tác dụng chữa trúng nắng, phòng ngừa say nắng, trị táo bón, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra máu...
Theo các nghiên cứu mới, người ta còn thấy rau đay có nhiều giá trị thực phẩm-thuốc khác nhau. Phân tích hóa chất trong lá rau, thấy có nhiều chất flavonoid, saponin, tannin, steroid, triterpen. Đặc biệt, trong số các hóa chất tìm được có hai chất mang hoạt tính chức năng mạnh là phytol và monogalactosyldiacylglycerol (chống khối u).
Ở phần ngọn non có rất nhiều polysaccharid và lignin (đây là các chất mang hoạt tính estrogen thực vật). Trong phần ngọn người ta cũng tìm thấy một số chất đường glucose, fructose, sucrose và 2 chất inositol (đây là các chất giúp nhuận tràng). Điều lý thú, trong lá rau đay các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một hoạt chất thuốc có tên là capsin. Đây là một chất có tác dụng tương tự như với các glycosid cường tim vốn được sử dụng làm thuốc chống suy tim bấy lâu nay (hoạt chất làm vận mạch, lợi sữa và lợi tiểu).
Trong chất nhầy của rau đay có rất nhiều acid hữu cơ như: coumaric, ferulic, vanillic, hydroxybenzoic (những hoạt chất có tác dụng kháng viêm), theo báo Sức khỏe và đời sống.
Để chữa say nắng, hãy lấy một nắm rau đay tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, còn bã đắp vào hai bên thái dương, lấy băng vải buộc lại để hút hết nóng độc ra ngoài. Hoặc lấy 10 – 20g hạt rau đay, sắc lên lấy nước uống nóng, mồ hôi sẽ toát ra hết nóng độc.
Bên cạnh đó, rau đay là loại rau có tính hàn nên thích hợp trị hạ hỏa cho người bị nóng trong. Tính nhớt của rau đay giúp người nóng trong dễ ăn, nhất là với người kém ăn do nhiệt, chất nhớt cũng giúp bôi trơn đường tiêu hóa tạo nên cảm giác ăn dễ dàng hơn, tuy nhiên nó chỉ hợp với ai chịu được nhớt, nếu không sẽ cảm thấy không ngon miệng. Cách tốt nhất để chế biến rau đay cho dễ ăn là nấu canh cua, ăn cả nước lẫn cái.
Phân tích trong thành phần, người ta thấy trong 100g rau đay có tới gần 92g nước. Tức là khối lượng nước trong rau đay rất lớn, lại là lượng nước có chứa khoáng chất và hoạt chất sinh học. Nên rau đay vô cùng hữu ích với người kém ăn, chán ăn, người bị táo bón, ậm ạch, ăn lâu tiêu. Rau đay cũng là loại rau đứng trong tốp đầu bảng để thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, theo Người đưa tin.
Có thể bạn quan tâm
Lá non rau đay mềm thường dùng làm rau ăn sống, trộn dầu giấm hoặc nấu canh. Món canh rau đay nấu với cua đồng có thể phối hợp với rau mồng tơi hoặc mướp hương là một món ăn giải nhiệt và bổ dưỡng rất tốt.
Canh cua rau đay là món ăn dân dã nhưng vô cùng thơm ngon được nhiều người trong chúng ta yêu thích. Hợn nữa, rau đay không những chỉ ngon mà còn nhiều dinh dưỡng và có tác dụng tốt với sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
Được coi là loại rau mùa hè được rất nhiều người yêu thích, rau đay còn có tác dụng sức khỏe tuyệt vời mà không phải ai cũng biết.