Chính sách tín dụng ưu đãi trồng rừng

Nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số một cách thiết thực, hiệu quả, bên cạnh những chính sách hỗ trợ được nêu rõ trong Nghị định 75/2015 NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng
Gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020, Chính phủ còn đặc biệt quan tâm đến chính sách tín dụng ưu đãi dành cho người trồng rừng.
Theo đó, ngoài số tiền 5 - 10 triệu đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công bằng tiền để trồng rừng SX phát triển lâm sản ngoài gỗ, hộ gia đình còn được Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng NN-PTNT cho vay không có tài sản đảm bảo lên đến mức 15 triệu đồng/ha, lãi suất 1,2% năm.
Thời hạn cho vay từ khi trồng cho đến khi khai thác chính theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng nhưng không quá 20 năm.
Không chỉ cho vay để trồng rừng mà những hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện KT-XH khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng
(bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng) còn được vay vốn để phát triển chăn nuôi nhằm đảm bảo cuộc sống.
Theo đó, mỗi hộ gia đình sẽ được vay tối đa 50 triệu đồng với lãi suất 1,2% không quá 10 năm.
Hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng SX và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ thì được cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưa tự túc lương thực.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định mức và thời gian trợ cấp nhưng tối đa không quá 7 năm.
Với những chính sách tín dụng ưu đãi, người trồng rừng có thể phần nào yên tâm ổn định cuộc sống.
Related news

Gần đây, nhiều nông dân Thuận Mỹ (Đại Phong), Bàu Tròn (Đại An), thuộc huyện Đại Lộc (Quảng Nam) có thu nhập ổn định từ mô hình trồng bí hồ lô (giống bí đỏ lai F1 Plato 757, thương hiệu của Én Vàng).

Với giàn gấc mỗi lứa thu hoạch hơn 300 quả, giá thị trường 50.000 đ/kg, trái gấc đã đem lại giá trị kinh tế cao, giúp gia đình ông Lê Phước Dũng (đội 4 thôn Quảng Đại 2, xã Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam) thoát khỏi cảnh nghèo bấy lâu đeo bám.

Diễn biến thời tiết phức tạp cùng với sự thiếu chặt chẽ trong quản lý lưu thông, buôn bán gia súc, gia cầm khiến cho dịch lợn tai xanh bùng phát ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị) và dịch cúm gia cầm xuất hiện (H5N1) trên địa bàn huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên).

Anh Nguyễn Văn Khánh (40 tuổi), trú tổ 5, phường Nghĩa Chánh, TP.Quảng Ngãi mỗi tháng thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng từ nuôi rắn.

Anh Nguyễn Đức Thịnh là hội viên nông dân chi hội thôn Bắc Song, xã Đông Hà huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đã nhiều năm liền, anh Thịnh được suy tôn là nông dân tiêu biểu của xã, của huyện, của tỉnh bởi thành tích gương mẫu đi đầu thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.