Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá tra, basa

Chiết xuất ổi và diệp hạ châu phòng bệnh cho cá tra

Chiết xuất ổi và diệp hạ châu phòng bệnh cho cá tra
Tác giả: Trương Quỳnh Như, Nguyễn Thanh Phương, Bùi Thị Bích Hằng
Ngày đăng: 11/12/2019

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy tác dụng của thảo dược từ lá ổi và xuyên tâm liên lên đáp ứng miễn dịch của tế bào bạch cầu cá tra.

Lá ổi thảo dược trong nuôi trồng thủy sản - Ảnh: Flickr

Ổi (Psidium guajava) và diệp hạ châu (Phyllanthus amarus) là những loại dược liệu truyền thống nổi tiếng được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Việt Nam.

Cây ổi (Psidium guajava) có hoạt tính kháng khuẩn chống lại mầm bệnh do Vibrio và Aeromonas hydrophila ở mức tối thiểu lần lượt là 1,25 và 0,625 mg/mL. Ethanol chiết xuất từ ​​rễ có tác dụng ức chế tuyệt vời đối với sự phát triển của các vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Trong nuôi trồng thủy sản một số nông dân đã sử dụng lá ổi làm thức ăn rất tốt cho cá để điều trị bệnh đường ruột ở cá.

Thảo dược từ lá ổi và xuyên tâm liên cho cá

Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của những thảo dược này lên việc cải thiện hệ miễn dịch của cá tra (Pangasianoson hypophthalmus) ít được quan tâm.

Do đó, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của chiết xuất ethanol từ lá ổi, diệp hạ châu và hỗn hợp chiết xuất giữa chúng (1:1) lên tế bào bạch cầu cá tra. Các tế bào bạch cầu (5×106 tế bào/mL) thu từ máu ngoại vi và thận của cá tra được bổ sung chiết xuất riêng lẻ từ lá ổi, diệp hạ châu và hỗn hợp chiết xuất lá ổi: diệp hạ châu tại 2 nồng độ khác nhau (10 và 100 mg/mL) trong 24 giờ nuôi cấy.

Kết quả cho thấy chiết xuất từ lá ổi, diệp hạ châu và hỗn hợp chiết xuất có tác động tích cực đến các chỉ tiêu miễn dịch được khảo sát. Cụ thể, hoạt tính lysozyme và tổng kháng thể của các nghiệm thức có bổ sung chất chiết xuất tăng đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05). Tuy nhiên, hoạt tính reactive oxygen species  (ROS) chỉ tăng khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nghiệm thức có bổ sung chiết xuất lá diệp hạ châu (100 mg/mL) và nghiệm thức có bổ sung hổn hợp chiết xuất lá ổi: diệp hạ châu (10 mg/mL) đối với tế bào bạch cầu thận.

Xuyên tâm liên. Ảnh: g1.globo.com

Tương tự, hoạt tính nitric oxide synthases (NOS) của tế bào bạch cầu thu từ thận tăng đáng kể sau khi được bổ sung 100mg/mL chất chiết xuất lá ổi. Ngoài ra, hỗn hợp chiết xuất lá ổi: diệp hạ châu tại liều cao (100 mg/mL) cũng có tác dụng làm tăng có ý nghĩa thống hoạt tính bổ thể của tế bào bạch cầu thu từ máu ngoại vi và thận cá tra so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05).

Kết quả trên cho thấy việc sử dụng ổi và diệp hạ châu có thể cải thiện miễn dịch trên cá tra giúp cá phòng bệnh hiệu quả. Báo cáo này cung cấp thêm thông tin cho việc sử dụng thảo dược trong nuôi cá tra.

Tác giả: Trương Quỳnh Như, Nguyễn Thanh Phương, Bùi Thị Bích HằngKhoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, Lê Văn Bình thực hiện. Báo cáo được đăng trên: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54 (Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 116-124.


Có thể bạn quan tâm

Tăng tỷ lệ sống cho cá tra Tăng tỷ lệ sống cho cá tra

Cá tra thường có tỷ lệ hao hụt rất lớn khi ương từ cá bột lên cá giống, vì vậy, người nuôi cần chuẩn bị tốt điều kiện cũng như chế độ chăm sóc đảm bảo hiệu quả

13/11/2019
Hệ gen của cá tra lần đầu tiên được giải mã Hệ gen của cá tra lần đầu tiên được giải mã

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã giải mã hoàn toàn bộ hệ gen của cá tra, điều này mở đường cho việc nhân giống loài cá có giá trị kinh tế này tốt hơn.

26/11/2019
Tăng tỉ lệ sống cho cá da trơn nhờ muối của acid hữu cơ Tăng tỉ lệ sống cho cá da trơn nhờ muối của acid hữu cơ

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy phức chất propionic acid với canxi có thể thúc đẩy tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của cá da trơn bạc

26/11/2019