Chiêm ngưỡng lò luyện gà quý nghìn đô lớn nhất miền Bắc

Tốt nghiệp đại học, từng làm công nghệ thông tin cho một công ty có tiếng trong TP.Hồ Chí Minh, nhưng máu mê gà dường như đã thôi thúc Nam bỏ nghề, theo nghiệp gà.
Chỉ sau gần 7 năm đến giờ, vợ chồng Nam đã nhân nuôi và sở hữu trên 300 gà. Trong đó, có nhiều gà được Nam luyện trở thành hàng độc có “một không hai” ở Việt Nam trị giá hàng chục triệu đồng.
Anh Nam cũng cho biết, mỗi năm anh bán xuất ra thị trường hàng nghìn gà giống và gà trưởng thành, có doanh thu ít nhất cũng lên đến tiền tỷ, trong đó có nhiều hàng độc, quý hiếm.
Cận cảnh chú gà “độc” chuối trắng (hơn 1 năm tuổi) đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi gà ở Hà Nội và Hải Phòng, được nhiều đại gia trả hàng chục triệu đồng nhưng anh Nam chưa bán.
Anh Nam cho biết: Gà Tân Châu thuần chủng đắt ở điểm có lông cổ, đuôi, cánh dài, cân nặng dưới 1,4kg/con.
Thức ăn của gà chủ yếu là cám viên công nghiệp, tuy nhiên, để luyện được gà đẹp, anh Nam thường xuyên cho gà ăn rau xanh và một số chất dinh dưỡng khác.
Chú gà “cưng” chuối trắng dâu của anh Nam đã được nhiều dân chơi trả giá gần 10 triệu đồng.
Trại gà của anh Nam chỉ rộng khoảng chừng trên 100m2, nhưng lại được biết đến là lò gà Tân Châu lớn nhất miền Bắc.
Cận cảnh một gà Tân Châu quý có giá trên 10 triệu đồng trong trại của anh Nam.
Đặc điểm dễ nhận biết của gà Tân Châu thuần chủng là mào trích.
Và chân gà vuông, con nhiều tuổi có cựa và móng dài.
Để đảm bảo chất lượng gà và tỷ lệ trứng nở nhiều, anh Nam đã đầu tư mua máy ấp về để nhân giống gà.
Gà Tân Châu mới bóc trứng đã có giá hàng trăm nghìn đồng/con.
Để đảm bảo môi trường, anh Nam đã dùng mùn cưa để xử lý phân thải của gà.
Anh Nam đang trao đổi giá gà với khách mua
. “Với chú gà Tân Châu màu khét sữa quý này tôi đang sở hữu được nhiều dân chơi trả giá trên 50 triệu đồng nhưng tôi chưa muốn bán đấy” – anh Nam chia sẻ.
Với gần 7 năm nuôi và luyện gà Tân Châu, anh Nam đã nhận được nhiều giải thưởng, bằng khen trong các cuộc thi gà lớn trong cả nước.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm nay, nền kinh tế nước ta đã nhận được nhiều lời khen. Nào là có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực; xuất khẩu liên tục tăng trưởng; đầu tư nước ngoài đạt những con số kỷ lục...

Chi hội nghề nghiệp bản Tà Bung, xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên được thành lập năm 2010 với 21 thành viên, đến nay Chi hội đã thu hút được 20 thành viên.

Xã Chung Chải (huyện Mường Nhé), là địa bàn vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hiện chiếm 81%. Với chủ trương tuyên truyền, phổ biến kiến thức kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chủ động phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bằng nguồn kinh phí (DANIDA) Đan Mạch tài trợ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND xã Chung Chải xây dựng mô hình trình diễn nuôi vịt thịt an toàn sinh học tại bản Đoàn Kết.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất bản Tà Cáng 1, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, cuộc sống của vợ chồng anh Lò Văn Pâng chủ yếu phụ thuộc và mô hình sản xuất VAC. Do tập quán canh tác lạc hậu, các loại cây trồng, vật nuôi phụ thuộc vào thời tiết nên thường xuyên thất thu.

Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, Mường Ảng là vùng đất thích hợp cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển, nuôi dưỡng nên những hạt cà phê mang hương vị thơm ngon đặc biệt.