Chiêm ngưỡng lò luyện gà quý nghìn đô lớn nhất miền Bắc
Tốt nghiệp đại học, từng làm công nghệ thông tin cho một công ty có tiếng trong TP.Hồ Chí Minh, nhưng máu mê gà dường như đã thôi thúc Nam bỏ nghề, theo nghiệp gà.
Chỉ sau gần 7 năm đến giờ, vợ chồng Nam đã nhân nuôi và sở hữu trên 300 gà. Trong đó, có nhiều gà được Nam luyện trở thành hàng độc có “một không hai” ở Việt Nam trị giá hàng chục triệu đồng.
Anh Nam cũng cho biết, mỗi năm anh bán xuất ra thị trường hàng nghìn gà giống và gà trưởng thành, có doanh thu ít nhất cũng lên đến tiền tỷ, trong đó có nhiều hàng độc, quý hiếm.
Cận cảnh chú gà “độc” chuối trắng (hơn 1 năm tuổi) đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi gà ở Hà Nội và Hải Phòng, được nhiều đại gia trả hàng chục triệu đồng nhưng anh Nam chưa bán.
Anh Nam cho biết: Gà Tân Châu thuần chủng đắt ở điểm có lông cổ, đuôi, cánh dài, cân nặng dưới 1,4kg/con.
Thức ăn của gà chủ yếu là cám viên công nghiệp, tuy nhiên, để luyện được gà đẹp, anh Nam thường xuyên cho gà ăn rau xanh và một số chất dinh dưỡng khác.
Chú gà “cưng” chuối trắng dâu của anh Nam đã được nhiều dân chơi trả giá gần 10 triệu đồng.
Trại gà của anh Nam chỉ rộng khoảng chừng trên 100m2, nhưng lại được biết đến là lò gà Tân Châu lớn nhất miền Bắc.
Cận cảnh một gà Tân Châu quý có giá trên 10 triệu đồng trong trại của anh Nam.
Đặc điểm dễ nhận biết của gà Tân Châu thuần chủng là mào trích.
Và chân gà vuông, con nhiều tuổi có cựa và móng dài.
Để đảm bảo chất lượng gà và tỷ lệ trứng nở nhiều, anh Nam đã đầu tư mua máy ấp về để nhân giống gà.
Gà Tân Châu mới bóc trứng đã có giá hàng trăm nghìn đồng/con.
Để đảm bảo môi trường, anh Nam đã dùng mùn cưa để xử lý phân thải của gà.
Anh Nam đang trao đổi giá gà với khách mua
. “Với chú gà Tân Châu màu khét sữa quý này tôi đang sở hữu được nhiều dân chơi trả giá trên 50 triệu đồng nhưng tôi chưa muốn bán đấy” – anh Nam chia sẻ.
Với gần 7 năm nuôi và luyện gà Tân Châu, anh Nam đã nhận được nhiều giải thưởng, bằng khen trong các cuộc thi gà lớn trong cả nước.
Related news
Theo đó, giai đoạn 2014 - 2015 sẽ ổn định tăng trưởng kinh tế nông nghiệp theo hướng củng cố sản xuất các ngành hàng chủ lực gắn với việc phát triển các mô hình luân canh, xen canh hoa màu, cây ăn trái và thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp là 4,5%/năm.
Hiện nay, huyện Long Mỹ là địa phương có diện tích lúa Thu đông chưa thu hoạch nhiều nhất của tỉnh. Trong tổng số 15.807ha xuống giống của huyện trong vụ này thì chỉ mới thu hoạch được hơn 6.300ha, diện tích còn lại người dân cũng đang tất bật thu hoạch trong điều kiện khó khăn về nước lũ.
Theo ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Trà Vinh, kế hoạch kiểm tra là không lên lịch, thực hiện đột xuất ngay đầu vụ sản xuất, lấy tất cả mẫu phân vô cơ và hữu cơ mang về kiểm nghiệm. Kinh phí kiểm nghiệm ban đầu sẽ xuất từ kinh phí hoạt động của Sở Công thương.
Chui vào giữa ruộng niễng tốt quá đầu người, giọng anh Nguyễn Hữu Việt, xóm 8, xã Nghĩa An (Nam Trực) “lút” giữa ruộng niễng: “năm nay ít mưa nên niễng không hẳn được mùa. Tuy nhiên, giá niễng ổn định cũng bõ công nông dân suốt một năm vất vả, hai sương một nắng trên cánh đồng”, anh hồ hởi.
Sả là loại gia vị phù hợp với nhiều loại đất, kể cả đất cằn, dễ sống và có thể phát triển trong tán vườn. Vì vậy, những năm gần đây người dân ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hạ Hòa đã tập trung trồng cây sả theo quy mô lớn. Khi trồng sả, người dân đã tận dụng tối đa diện tích đất trong vườn nhà.