Chỉ hai Bộ, không quản nổi 5.000 loại phân bón
Ông Kiều Đình Thụ - Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã phải thốt lên như vậy khi kết luận Hội thảo “Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam, thế giới và định hướng tái cơ cấu nền phân bón Việt Nam” tổ chức ngày 12.10.
Thị trường phân bón vẫn hỗn loạn, các DN sản xuất phân bón hiện cũng lâm vào cảnh khó khăn chồng chất.
Thị trường vẫn hỗn loạn, lỗi do quản lý
Thị trường phân bón vẫn hỗn loạn và rối như “canh hẹ” khi các cơ sở sản xuất phân bón không ngừng tăng lên và hiện đã chạm mốc 1.000, dù theo thống kê là vậy nhưng Hiệp hội Phân bón Việt Nam thừa nhận con số đó vẫn chưa sát với thực tế, bởi thực tế con số còn lớn hơn rất nhiều.
Xét về các loại phân bón, so sánh với Trung Quốc - một nước có số dân gấp gần 15 lần và diện tích gấp gần 30 lần Việt Nam thì số loại phân bón của Việt Nam lại gấp 50 lần Trung Quốc khi chúng ta sở hữu trên… 5.000 loại.
Các DN sản xuất phân bón hiện cũng lân vào cảnh khó khăn, Luật số 71, năm 2014 (về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế) ra đời, các DN không được khấu trừ thuế đầu vào nên chi phí sản xuất đội.
Ông Nguyễn Đức Ninh - Phó Tổng giám đốc Công ty Đạm Hà Bắc chia sẻ: “Do không được khấu trừ thuế đầu vào nên năm 2015 chi phí sản xuất tăng thêm 250 tỷ đồng, chi phí tăng, giá thành tăng, sản phẩm ứ đọng, tồn kho”.
Cùng chung hoàn cảnh, ông Phạm Quang Tuyến – Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho rằng: “Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm trong nước là sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm ngoại nhập.
Sản phẩm phân bón nhập khẩu giảm 5% thuế giá trị gia tăng, họ có lợi thế về giá, dẫn đến sản xuất trong nước ứ đọng, không bán được hàng, mất thị trường”.
Trong buổi hội thảo nhiều đại biểu nhấn mạnh đến thị trường phân bón đang hỗn loạn, nhưng ông Kiều Đình Thụ lại có góc nhìn khác: “Đã là thị trường thì luôn luôn hỗn loạn nếu không có bàn tay của cơ quan quản lý.
Vì vậy để thị trường hỗn loạn trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý, công tác quản lý đang có nhiều vấn đề”.
Thực tế trong hơn 10 năm qua, đã có nhiều nghị định về quản lý phân bón được ban hành, tiêu biểu như: Nghị định 113 (ban hành năm 2003), Nghị định sửa đổi số 191 (2007), Nghị định sửa đổi số 15 (2010) và mới đây nhất, năm 2014 là Nghị định sửa đổi số 202 về sản xuất kinh doanh phân bón.
Dù Nghị định 202 mới tròn “1 tuổi”, nhưng theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, khi ghi nhận ý kiến doanh nghiệp (DN) và địa phương về Nghị định này thì đang có tới 11 vấn đề bất cập từ công tác quản lý, kiểm nghiệm, kiểm định, nhãn mác bao bì cho tới các tiêu chí và chế tài xử phạt hành chính…
Lãnh đạo địa phương “rất lơ mơ”
“Trong thời gian tới Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT sẽ có những cuộc họp bàn để công tác quản lý phối hợp chặt chẽ hơn, rà soát xem xét lại các cơ chế, nghị định, thông tư quản lý xem chỗ nào chưa phù hợp cần sửa đổi thuộc trách nhiệm của bộ thì bộ sẽ nhanh chống bổ sung sửa đổi, nếu thuộc trách nhiệm của Chính phủ, thì hai bộ sẽ có báo cáo vầ đề nghị Chính phủ xem xét”.
Ông Hoàng Quốc Vượng - Thứ trưởng Bộ Công Thương
Đánh giá về công tác quản lý ngành phân bón, ông Ma Quang Trung – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho rằng: “Các bộ ngành không thể đủ sức để phát hiện nơi này sản xuất phân bón giả, nơi kia làm kém chất lượng.
Chỉ có địa phương mới đi sâu đi sát và nắm rõ tình hình ở địa bàn mình”.
Ông Ma Quang Trung bức xúc: “Lãnh đạo các địa phương, các sở ngành hiện nay rất lơ mơ và chưa quan tâm nhiều đến vấn đề quản lý phân bón.
Cán bộ địa phương không cập nhật thông tin, không nắm bắt những văn bản mới ban hành, các lãnh đạo sở địa phương làm việc lơ mơ dẫn tới quản lý có nhiều hạn chế”.
Đồng tình với nhận định đó, ông Hoàng Quốc Vượng - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng:
“Trên thị trường có khoảng 5.000 loại phân bón, số lượng này rất lớn, trong lúc đó nhân lực của chúng ta rất mỏng nên việc quản lý đang gặp nhiều khó khăn, để công tác quản lý có thể làm tốt thì vai trò và trách nhiệm của địa phương là rất lớn”.
Về vấn đề này ông Kiều Đình Thụ - Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho rằng:
“Chúng ta cần phải có mối liên kết chặt chẽ giữa Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT, Bộ Công an, cùng sự phối hợp giữa Hiệp hội Phân bón Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất phân bón chân chính và người nông dân”.
Có thể bạn quan tâm
Trước đây, các hộ gia đình nông dân ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) chăn nuôi bò theo quy mô nhỏ lẻ, mỗi hộ thường nuôi từ 1 đến 2 con. Những năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững nên được các hộ gia đình đầu tư để phát triển đàn bò trên quy mô lớn, mỗi hộ nuôi từ 5 đến 10 con, nhiều hộ có đàn bò lên đến trên 20 con.
Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) có tổng diện tích 200 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 106 ha nuôi công nghiệp và 94 ha vùng ngoại đê. Đối với diện tích vùng ngoại đê, UBND xã Hoằng Phụ chỉ đạo chủ ao đầm nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, trong đó tôm sú, cua là đối tượng chính, đồng thời mở rộng diện tích nuôi bán thâm canh các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm he chân trắng, vẹm, ngao...
Theo tin từ Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, đợt mưa lớn kéo dài trong các ngày từ 26 đến 28/7 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long đang đầu tư mở rộng từ 2.000 mét vuông tăng lên 3.000 mét vuông diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa, Đà Lạt, dự kiến đạt tổng sản lượng trên dưới 10 tấn/năm, trong đó chiếm 70% cá tầm và 30% cá hồi. Sau 4 năm (2006 - 2010) phát triển hiệu quả nghề nuôi cá nước lạnh, từ quy mô hộ gia đình đã vươn lên thành quy mô Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long với lợi nhuận thu về ổn định hàng năm trên dưới 100 triệu đồng/1.000 mét vuông.
Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa hướng tới mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia. Qua gần một năm triển khai, các chuỗi liên kết này đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.