Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Chế Phẩm Nano Fecuzi Tăng Miễn Dịch Ở Lợn

Chế Phẩm Nano Fecuzi Tăng Miễn Dịch Ở Lợn
Ngày đăng: 31/05/2014

Thử nghiệm của Trung tâm Giống vật nuôi Vĩnh Phúc cho đàn lợn sữa uống chế phẩm Nano Fecuzi bổ sung sắt để điều trị bệnh tiêu chảy đã đạt hiệu quả cao, thành công tốt đẹp.

Nano Fecuzi là một loại chế phẩm dạng dung dịch, do Viện Công nghệ môi trường Hà Nội sản xuất.

Lợn con uống chế phẩm Nano Fecuzi trong thời kỳ bú mẹ có thể duy trì lượng Fe, Cu và Zn, chỉ số Hematocrit, lượng hồng cầu, huyết cầu tố trong máu, đồng thời cải thiện trạng thái sinh lý hệ miễn dịch, cho hiệu quả kinh tế cao, bảo toàn được đàn lợn và tăng trọng đối với các con giống yếu.

Theo cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Giống vật nuôi Vĩnh Phúc, 164 đầu lợn sữa được lựa chọn làm thí nghiệm sau khi sinh đều khỏe mạnh bình thường, nhưng bước sang ngày thứ hai lợn con có biểu hiện tiêu chảy phân trắng rồi chuyển sang phân vàng ở hầu hết cả đàn.

Các cán bộ Trung tâm đã tiến hành phân lô thí nghiệm, một nửa số lợn sữa cho tiêm sắt thông thường, một nửa cho uống chế phẩm Nano Fecuzi với liều lượng 1,5 ml/con, cho uống một lần duy nhất.

Sau khi uống ngày thứ hai, đàn lợn đã dừng hẳn tiêu chảy, đến giữa chu kỳ cai sữa không tìm thấy các triệu chứng cũng như biểu hiện của bệnh lý và không có con nào bị chết.

Lợn con bị tiêu chảy sau khi uống chế phẩm Nano Fecuzi, các triệu chứng không nặng, cơ thể phát triển bình thường, đảm bảo hàm lượng sắt và lợn tăng trọng, trọng lượng có thể đạt được trung bình 6,37 kg/con sau cai sữa.

Đối với nhóm lợn đối chứng tiêm sắt thông thường, sau tiêm một tuần lợn vẫn còn biểu hiện tiêu chảy, với những con bệnh nặng phải sử dụng thuốc đặc trị tiêu chảy cho vật nuôi, tuy nhiên vẫn có con bị chết.

Kết quả trên cho thấy, chế phẩm Nano Fecuzi có công dụng loại trừ chứng khó tiêu, tăng hàm lượng Fe, Cu, Zn có trong máu của lợn giúp chống thiếu máu và tăng khả năng miễn dịch giúp lợn sữa từ 1 - 21 ngày tuổi phục hồi nhanh chóng và phát triển bình thường.

Chế phẩm Nano Fecuzi được sử dụng an toàn, không độc hại đối với vật nuôi và người nuôi. Hiện nay, tỷ lệ đàn lợn sữa chết sau sinh tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn chiếm tỷ lệ cao (20 - 25%), hầu hết đàn lợn sau sinh đều bị tiêu chảy làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng đàn lợn.

Trung tâm Giống vật nuôi Vĩnh Phúc khuyến cáo người nông dân nên sử dụng rộng rãi chế phẩm này nhằm hạn chế dịch bệnh (đặc biệt bệnh ỉa chảy trên lợn sơ sinh).

Với quy trình sử dụng chế phẩm Nano Fecuzi cho lợn sữa, giá thành rẻ hoàn toàn có thể áp dụng cho chăn nuôi cá thể hộ gia đình một cách an toàn, hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Thử nghiệm nước tiểu cho gia súc tốt hơn thử nghiệm máu Thử nghiệm nước tiểu cho gia súc tốt hơn thử nghiệm máu

Trường đại học của Twente, công ty Blue4Green và phòng thú y De Graafschap ở Hà Lan đã hợp tác với 23 chủ trại bò sữa nhằm triển khai một thử nghiệm mới - thử nghiệm nước tiểu cho gia súc.

14/04/2016
Khai thác thảo dược trong sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi Khai thác thảo dược trong sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi

Mùi và vị của gừng là do một hỗn hợp dễ bay hơi có tên là zingerone, shogaols và gingerols. Vị cay cảu gừng là do các dẫn chất phenylpropanoid không bay hơi của gingerols khi gừng được làm khô hay nấu chín.

14/04/2016
Thử nghiệm nhanh giúp làm sáng tỏ tác động của chất phụ gia tới hệ vi sinh vật đường ruột của lợn Thử nghiệm nhanh giúp làm sáng tỏ tác động của chất phụ gia tới hệ vi sinh vật đường ruột của lợn

Odette Pérez Gutiérrez, trường đại học Wageningen ở Hà Lan đã triển khai lắp đặt một PIT chip đường ruột cho lợn để bảo vệ 600 loại vi khuẩn đường ruột ở lợn.

14/04/2016
Các trang trại nuôi lợn làm gia tăng sự kháng kháng sinh Các trang trại nuôi lợn làm gia tăng sự kháng kháng sinh

Các nhà nghiên cứu đã liên kết hiện tượng kháng tetracycline ở vi khuẩn với nồng độ kháng sinh trong đất ở gần các trang trại nuôi lợn của Trung Quốc.

15/04/2016
Nghiên cứu về sự thay đổi trọng lượng của lợn Nghiên cứu về sự thay đổi trọng lượng của lợn

Những thay đổi về trọng lượng của lợn tạo ra một thách thức lớn cho các nhà chăn nuôi và công tác nghiên cứu tìm hiểu vấn đề này vẫn đang tiếp tục được thực hiện nhằm khám phá cách thức để giảm và quản lý các biến số này.

15/04/2016