Chế Độ Sử Dụng Lợn Đực Giống
1. Tuổi sử dụng:
Việc sử dụng lợn đực giống phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính.
Tuổi thành thục về tính phụ thuộc vào giống, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, khí hậu…
Các giống lợn nội nước ta có sự thành thục về tính sớm hơn so với các giống lợn ngoại rất nhiều nhưng chúng ta không thể sử dụng phối giống quá sớm vì nó sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch, chất lượng đàn con và thời gian sử dụng đực giống…
Tuổi quy định sử dụng đực nội là 7-8 tháng tuổi với trọng lượng từ 25-30 kg trở lên (đối với Móng Cái, Ỉ) còn đối với các giống lợn khác (như lợn Trắng Phú Khánh, lợn Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu) thì phải lớn hơn 60-70kg). Đối với lợn đực ngoại do tuổi thành thục về tính muộn nên tuổi sử dụng bắt đầu từ 9-10 tháng tuổi khi trọng lượng đạt từ 90kg trở lên.
2. Tỷ lệ đực/cái, thời gian và chế độ sử dụng:
+ Tỷ lệ đực/cái: Nếu phối giống trực tiếp thì 1 đực phụ trách 25-30 cái. Nếu thụ tinh nhân tạo thì 1 đực phụ trách 250-300 cái.
+ Chế độ sử dụng: Cần căn cứ vào tình tình phát dục, sức khoẻ và phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống mà ta quy định số lần giao phối trong 1 tuần cho lợn đực như sau:
Lợn 8-12 tháng tuổi có thể cho nhảy 2-3 lần/tuần là vừa, 4-5 lần là nặng.
Lợn 12-24 tháng tuổi phối 3-4 lần/tuần là vừa, 6-7 lần là nặng.
Lợn >2 năm tuổi, 1 tuần phối 5-6 lần là vừa, 7 lần là nặng.
Nếu TTNT thì 1 tuần chỉ nên lấy tinh 2-3 lần là vừa.
Nếu sử dụng lợn phối trực tiếp phải có nơi bằng phẳng, không gồ ghề, yên tĩnh, không người qua lại. Khi cho lợn giao phối hoặc lấy tinh xong phải cho lợn nghỉ ngơi 30-60 phút mới cho ăn. Khi ăn no không cho giao phối, nên chỉ lấy tinh hoặc cho giao phối luc trời mát (vào sáng sớm).
Thời gian sử dụng lợn đực nội là khoảng 3 năm, đực ngoại 3-4 năm. Không nên sử dụng lợn đực giống quá lâu vì nó sẽ làm giảm khả năng cải tạo đời sau và dễ gây nên hiện tượng đồng huyết gần…
Có thể bạn quan tâm
Bằng việc tận dụng các phế phẩm nông nghiệp kết hợp với dung dịch thảo dược, mô hình chăn nuôi heo sạch tại Quảng Ngãi đã đem lại hiệu quả thiết thực.
Yêu cầu về con giống, lợn nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh. Đối với lợn nhập từ ngoài tỉnh phải có Giấy kiểm dịch, trước khi nhập đàn
Các hộ chăn nuôi cần vệ sinh khu vực chăn nuôi, cách ly lợn có dấu hiệu nhiễm bệnh và chăn nuôi theo mô hình hiện đại hoá.
Người nông dân cần chú ý kiểm soát chuồng trại, thiết bị chăn nuôi, con giống và quá trình chăm sóc lợn khi dịch tả châu Phi vẫn tiếp diễn.
Quy trình chăn nuôi lợn sinh học cần đảm bảo vệ sinh tiêu độc, sát trùng chuồng trại để đảm bảo an toàn.