Nhu cầu nước của trâu bò và gia súc
Hàm lượng nước trong cơ thể của một loại gia súc gần như ổn định.
Kết quả nghiên cứa cho thấy, cơ thể mất hết toàn bộ mỡ và 1/2 protein vẫn tồn tại, nhưng nếu mất khoảng 10% lượng nước có thể dẫn đến chết.
Nước thực hịên các chức năng khác nhau trong cơ thể.
Đó là môi trường điều chỉnh nhiệt độ, vận chuyển sản phẩm tiêu hoá, mang các chất dinh dưỡng trong hệ thống tuần hoàn và là thành phần của tất cả các tế bào sống.
Nó cũng vận chuyển tất cả các sản phẩm bài tiết để thải ra khỏi cơ thể.
Nước còn hoạt động như là dung môi cho các chất khoáng và các chất dinh dưỡng khác.
Gia súc cần được cung cấp nước thường xuyên để đáp ứng các chức năng sinh lý của cơ thể.
Nhu cầu nước của cơ thể con vật phụ thuộc vào bản chất thức ăn, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm của môi trường và tình trạng sinh lý của cơ thể.
Tăng thêm lượng protein, khoáng và muối vào thức ăn có thể tăng nhu cầu nước, vì cơ thể cần phải thải những sản phẩm trao đổi và lượng muối dư thừa qua thận bằng con đường thải nước tiểu.
Có mối quan hệ qua lại giữa lượng VCK thu nhận và nhu cầu về nước.
Bò trưởng thành không tiết sữa cần được cung cấp khoảng 3-8,5 kg nước đối với mỗi kg VCK thu nhận.
Số lượng này sẽ tăng thêm 50% đối với bò cái có thai ở giai đoạn cuối.
Bò đang tiết sữa cần thêm 0,87 kg nước cho mỗi kg sữa.
Khối lượng này được xác định ở vùng ôn đới, còn ở vùng nhiệt đới cần phải điều chỉnh cho phù hợp.
Mỗi vùng có điều kiện môi trường riêng, có các giống gia súc đặc trưng và nguồn thức ăn riêng, do vậy cần phải xác định nhu cầu nước thích hợp.
ở vùng lạnh (<100 độ C) lượng nước thu nhận ở bò (Bos taurus) có thể thấp, khoảng 3kg/kg VCK, nhưng nhu cầu nước sẽ tăng lên khoảng 8kg/kg VCK khi nhiệt độ tăng cao trên 320 độ C.
Do có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước nên khó xác định chính xác nhu cầu về nước.
Nguồn nước đầu tiên cung cấp cho gia súc là từ thức ăn và nước uống tự do.
Một phần nhỏ bắt đầu từ quá trình trao đổi chất trong cơ thể (oxy hoá sinh học).
Nước mất khỏi cơ thể theo các con đường khác nhau thông qua nước tiểu, phân, sự bốc hơi qua hô hấp và tiết mồ hôi.
Nước cung cấp cho trâu bò phải đảm bảo yêu cầu sạch (không nhiễm các chất bẩn), lành (không mang mầm bệnh, không có chất độc) và ngon (không có mùi lạ, thoáng khí, trung tính, nhiệt độ thích hợp, bò thích uống).
Tốt nhất là cho trâu bò uống tự do ở mọi thời gian để con vật tự điều chỉnh lượng nước uống theo nhu cầu của cơ thể.
Có thể bạn quan tâm
Sát nhau là hiện tượng nhau thai không thải ra ngoài trong vòng 6 giờ sau khi đẻ. Hiện tượng này hay gặp ở bò sữa và do các nguyên nhân: bò sữa ít được vận động nhất là vào 3 tháng chửa cuối khẩu phần thức ăn không thích hợp, nghèo chất khoáng, đặc biệt là can xi, bò bị đẻ khó hoặc xảy thai, bị viêm nội mạc tử cung...
Tử cung có thể bị lộn hoàn toàn ra ngoài sau khi bò đẻ. Hiện tượng này thường xảy ra ở những con bò già, đã đẻ nhiều lứa, ở những con chăm sóc, nuôi dưỡng kém, ít vận động và những con bò đẻ khó do thai to mà thao tác kéo thai quá mạnh.