Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Châu Á sẽ là thị trường tiêu thụ mới nổi của ngành tôm Việt Nam

Châu Á sẽ là thị trường tiêu thụ mới nổi của ngành tôm Việt Nam
Tác giả: H.Chung
Ngày đăng: 31/08/2017

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Nhu cầu tôm thế giới và khả năng cung cấp của Việt Nam do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, chiều 29/8.

Chế biến tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc tại Công ty TNHH Chế biến thủy sản Minh Phú (Hậu Giang). Ảnh: Trần Việt/TTXVN

Dẫn chứng từ một báo cáo của Liên hợp quốc về triển vọng đô thị hóa thế giới đến năm 2025, ông Carson Blake Roper, chuyên gia thị trường EU cho biết, hầu hết các thành phố lớn có dân số đông đều tập trung ở khu vực Châu Á. Nơi đây cũng có dân số ở tầng lớp trung lưu tăng nhanh nhất trong thời gian tới. 

Khi đó nhu cầu tiêu thụ về các sản phẩm có hàm lượng protein nhiều hơn, nhất là tôm, cá... Không những vậy, khu vực này cũng tập trung nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, sẽ là động lực để thương mại của khu vực phát triển trong thời gian tới. 

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Phú cũng cho rằng, trong những năm tới mức độ tiêu thụ tôm ở khu vực châu Á sẽ tăng mạnh. Trong đó, tiêu thụ tôm tại Trung Quốc tăng mạnh nhất, do tình hình nuôi tôm ở đây hiện đang giảm mạnh. Một số vùng nuôi được quy hoạch thành khu dân cư, dịch bệnh ở tôm chưa được khống chế… khiến sản lượng tôm nuôi giảm, trong khi nhu cầu tiêu thụ lại đang có xu hướng gia tăng. Nhu cầu tiêu thụ tôm ở thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể. 

Điều này cũng được dẫn chứng cụ thể qua số liệu thống kê của VASEP, xuất khẩu tôm của Việt Nam vào các thị trường như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN... có sự tăng trưởng đáng kể. Trong 7 tháng năm 2017, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng khá ấn tượng, gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản cũng tăng đến 35,2% so với cùng kỳ; Hàn Quốc tăng 27,4%... 

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu của thị trường này, các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp chế biến tôm Việt Nam cần xây dựng chiến lược cụ thể cho từng thị trường. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến thị hiếu, thói quen ăn uống của người tiêu dùng để đưa ra chiến lược tiếp cận hiệu quả… 

Theo ông Carson Blake Roper, để khai thác hiệu quả thị trường này, các doanh nghiệp Việt cần xem xét việc xây dựng chuỗi cung ứng, hệ thống bảo quản lạnh ở khu vực Châu Á. Nếu không có cơ sở hạ tầng ở đây thì rất khó có thể cạnh tranh với các đối thủ cũng như hiệu quả bán hàng cũng sẽ rất thấp. 


Có thể bạn quan tâm

Nhật Bản: Nhập khẩu tôm phục hồi trong nửa đầu năm nay Nhật Bản: Nhập khẩu tôm phục hồi trong nửa đầu năm nay

Nhập khẩu tôm của Nhật Bản tiếp tục phục hồi trong nửa đầu năm 2017 và Việt Nam vượt qua Indonesia trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường này.

31/08/2017
Lựa chọn và quản lý thức ăn cho tôm nuôi Lựa chọn và quản lý thức ăn cho tôm nuôi

Thức ăn tôm chiếm 40 - 70% chi phí sản xuất. Nếu không lựa chọn và quản lý kỹ thức ăn cho tôm, rất dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm trong ao nuôi.

31/08/2017
Ngao sạch rộng đường sang châu Âu Ngao sạch rộng đường sang châu Âu

Nhiều công ty đã liên kết với nông dân nuôi ngao sạch, cấp đông để xuất khẩu sang các thị trường lớn và khó tính...

31/08/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.