Chanh đào xuống giá thê thảm
Vườn chanh đào nhà anh Ngô Văn Thắng, khu 1, thị trấn Cao Phong (Hòa Bình) đã chín nhưng rất ít thương lái đến hỏi mua.
Khác với mọi năm đến thời điểm này, giá chanh đào xuống liên tục.
So với đầu vụ, giá giảm gần một nửa.
Nhiều hộ dân lo lắng cho tương lai của cây chanh đào.
Liệu đây có phải là cây xóa đói - giảm nghèo nữa không?
Nhìn những quả chanh đào đang độ chín, anh Ngô Văn Thắng ở khu 1, thị trấn Cao Phong (Cao Phong - Hòa Bình) than thở: Không hiểu tại sao giá chanh năm nay xuống thê thảm đến thế.
Hiện tại, chanh đẹp, quả to giá chỉ từ 13.000 - 14.000 đồng/kg do thương lái tự cắt.
Nếu chủ vườn cắt thì giá 15.000 đồng/kg.
Không như quả chanh trắng, quả chanh đào phải chín chuyển màu đào, thương lái mới mua.
Khi đã chín phải thu hoạch trong thời gian ngắn, nếu không sẽ bị rụng.
Do vậy thương lái ép giá xuống nhưng giá rẻ có người mua là tốt.
Nhiều vườn không bán được vì thương lái chê quả xấu nên đành bỏ rụng.
Nguyên nhân do năm nay thời tiết nắng gắt và mưa nhiều nên chanh chín sớm, chín hàng loạt.
Anh Thắng cho biết thêm: Nhà tôi có gần 200 cây chanh đào.
Năm ngoái thu được hơn 2 tấn, giá bán trung bình 36.000 đồng/kg.
Năm nay, sản lượng tương đương năm ngoái.
Đầu vụ bán với giá 28.000 - 30.000 đồng/kg.
Nhưng thời điểm đó, chanh chín ít nên chỉ bán được vài tạ.
Vài hôm nữa nếu giá không tăng cũng phải bán hết, nếu không bán chanh chín quá cũng rụng hết.
Có ít, không chờ tư thương đến mua, anh Nguyễn Duy Khánh ở khu 2, thị trấn Cao Phong bán chanh bằng cách quảng cáo trên facebook.
Anh cho biết: Gia đình có trên 200 cây chanh đào.
Năm nay, cây có quả bói, cả vườn được khoảng vài tạ quả.
Thấy nhu cầu bạn bè cần chanh, tôi đưa lên facebook và nhiều người đặt hàng.
Tuy mất công một chút là chuyển chanh về Hà Nội và giao cho từng người nhưng bán được giá hơn.
Nhiều người rất thích chanh đào Hòa Bình vì họ biết rõ nguồn gốc, xuất xứ do chính tay mình trồng.
Tuy nhiên, cách bán này số lượng tiêu thụ có hạn.
Sang năm cây trưởng thành, sản lượng cao hơn nên cũng lo cho đầu ra.
Theo đánh giá của nhiều người có kinh nghiệm trồng chanh, hiện nay, việc tiêu thụ phụ thuộc vào tư thương.
Mọi năm, thương lái mua hàng chuyển về cảng Hải Phòng mang vào miền Nam.
Nhưng hiện tại, nhiều nơi trồng được nên việc mang đi hạn chế.
Mặt khác, cây chanh đào dễ trồng, dễ chăm sóc nên trong hai năm lại đây, diện tích chanh tại Cao Phong và một số huyện lân cận tăng lên đáng kể.
Không như những cây khác, quả chanh hiện nay vẫn chỉ coi là cây gia vị nên mức tiêu thụ cũng có mức độ.
Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng NN &PTNT huyện Cao Phong cho biết: Có nhiều nguyên nhân chanh đào xuống giá, trong đó có nguyên nhân do chín đồng loạt, nhiều người bán mà nhu cầu thị trường đã bão hòa.
Tuy nhiên, theo tính toán, giá như thế này, nông dân trồng vẫn có lãi vì cây canh đào dễ trồng, dễ chăm sóc, ít đầu tư.
Đối với nhiều hộ dân ở huyện Cao Phong, đây không phải là cây thu nhập chính vì phần lớn họ trồng làm bờ rào bảo vệ.
Để tránh những rủi ro được mùa, mất giá, được mùa không biết bán cho ai, người nông dân cần trồng những cây sử dụng phổ biến trong đời sống, có mùa vụ thu hoạch dài, không bị tác động của thị trường cung - cầu.
Có thể bạn quan tâm
Đề cập tới nghề nuôi cá tra (CT), thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tục xuất hiện các cụm từ: “Treo ao”; người nuôi thua lỗ, thiếu vốn; xây dựng nhà máy chế biến CT theo kiểu phong trào... Đó là “một góc” hiện trạng nghề nuôi CT ở vùng ĐBSCL cần có các giải pháp giải quyết.
VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) được kỳ vọng là hướng phát triển bền vững của ngành nuôi tôm nước lợ. Riêng tại Quảng Nam, dù có được kết quả bước đầu nhưng việc nhân rộng mô hình này gặp rất nhiều khó khăn...
Những đợt cúm gia cầm vừa qua khiến không ít hộ nông dân ở TP Cà Mau loay hoay tìm mô hình kinh tế thích hợp để sản xuất. Trong khi đó, chị Huỳnh Thị Hằng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hoá, xã Hòa Thành, vẫn tự tin chọn gà nòi lai làm hướng phát triển kinh tế.
Từ tháng 8-2012 người dân xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) đã tìm thấy hướng ra của cây dừa khi gia nhập “vườn dừa mẫu” giống như cây lúa ở ĐBSCL.
Năm 2012 là một năm đầy khó khăn của các hợp tác xã (HTX) nghêu. Đầu năm 2011, nghêu con và nghêu thịt tại nhiều HTX chết hàng loạt, ở các HTX Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri - Bến Tre), tỷ lệ nghêu chết đến 90% nên sản lượng khai thác năm 2012 rất thấp.