Chàng Kỹ Sư Có Vườn Chanh Thu Nhập Trăm Triệu
Năm nay, anh Lê Hữu Trường đã bước sang tuổi 34, vậy mà anh vẫn chưa tính đến chuyện lập gia đình. Tìm hiểu mới biết, chàng kỹ sư này đang mải mê làm giàu từ vườn chanh hoa tím cùng với việc nghiên cứu, xử lý và điều trị các loại bệnh trên cây trồng.
Năm 2003, tốt nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội với tấm bằng loại khá. Nhận bằng được ít hôm, xác định quê nhà (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là nơi đất chật người đông, không có điều kiện để phát huy những kiến thức đã được trang bị từ nhà trường sau 5 năm theo học, Lê Hữu Trường quyết định rời quê nhà Ninh Bình vào Lâm Đồng.
Vùng đất chàng kỹ sư này lựa chọn để lập nghiệp là xã Tân Hội, huyện Đức Trọng. Vốn liếng của anh là hai bàn tay trắng, nhưng bù lại, Trường được trang bị tương đối đầy đủ những kiến thức cơ bản về ngành nông nghiệp. Anh lao vào làm việc để có tiền trang trải cuộc sống.
Sau một thời gian công tác tại một công ty chuyên sản xuất các mặt hàng về nông nghiệp, cây trồng; kỹ sư Lê Hữu Trường quyết định ra làm riêng. Bằng những kiến thức cơ bản đã được học trong nhà trường, công việc đầu tiên của anh là nhận xử lý vỏ cà phê thành phân hữu cơ vi sinh với giá 300.000 đồng/tấn.
3 năm sau, vào năm 2006, kỹ sư trẻ Lê Hữu Trường đã tậu được 4.000m2 đất sản xuất nông nghiệp trị giá 14 cây vàng vào thời điểm đó. Có đất trong tay, anh Trường lại càng hăng say lao động sản xuất. Để phát huy tối đa hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất, kỹ sư Lê Hữu Trường đã tìm hiểu trồng xen canh nhiều giống cây cùng lúc. Trên 4.000m2 đất này, kỹ sư Trường cho trồng 332 gốc chanh hoa tím là cây chính. Xác định lấy ngắn nuôi dài, tất cả những khoảng đất trống sau khi trồng chanh, anh Trường trồng rau bồ ngót.
Để giữ ẩm cho chanh và rau bồ ngót, chàng kỹ sư này còn làm giàn trồng mướp hoặc bầu với mật độ che phủ vừa phải, vừa đảm bảo để làm mát cho đất nhưng vẫn cung cấp đủ ánh sáng cho các cây trồng phía dưới. Vậy là trên 4.000m2 đất này quanh năm có nông sản được thu hoạch.
Hiện mỗi ngày, anh Trường bán được khoảng 400.000 đồng tiền chanh sau 2 năm gieo trồng, 200.000 đồng tiền rau bồ ngót. Vào vụ mướp hoặc bầu, cứ cách ít ngày anh Trường còn kiếm thêm được vài trăm nghìn đồng.
Anh Trường tiết lộ, chanh hoa tím là loại cây cho ra quả quanh năm, mùa hè là thời gian cho quả rộ và giá cũng rẻ nhất, bán 10.000 đồng/kg. Vào những tháng cuối năm và đầu năm kế tiếp, đây là thời điểm chanh khan hiếm, giá có thể lên tới trên 30.000 đồng/kg nên hiệu quả đem lại từ cây chanh hoa tím là rất lớn.
Chanh hoa tím là loại chanh thuần chủng của Việt Nam, quả mọng nước, có hương thơm đặc trung, nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật nên mỗi quả chanh trong vườn anh Trường thường nặng tới 1 lạng. Đã hai năm qua, từ khi vườn chanh hoa tím bắt đầu cho thu hoạch, mỗi năm trừ mọi chi phí đầu tư, 4.000m2 đất này đã đem về cho anh Trường ngót trăm triệu đồng tiền lãi, đó là số thu nhập mơ ước của người dân địa phương.
Anh Trường cho biết, trong thời gian tới, anh sẽ trồng thử nghiệm một số loại cây mới, trong đó có cây đinh lăng làm thuốc, cây bơ trái vụ… Theo tính toán của chàng kỹ sư này, hiệu quả kinh tế đem lại sẽ rất cao. Về mô hình làm nông nghiệp của kỹ sư Lê Hữu Trường, Hội Nông dân xã Tân Hội nhận định, đây là mô hình hay, quanh năm có nông sản cho thu hoạch trên cùng một diện tích đất, hiệu quả kinh tế đem lại rõ ràng là cao hơn hẳn so với việc chuyên canh các cây hoa màu khác.
Có thể bạn quan tâm
Nếu có dịp tham quan Vịnh Hạ Long, du khách hãy thử một lần theo tàu ra thăm ngư trường nuôi trai cấy ngọc trên biển Hạ Long (nằm ở khu vực gần hang Bồ Hòn), chắc chắn bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng thích thú bởi không chỉ vì cảnh đẹp nơi này mà còn có cơ hội tìm hiểu thêm về công việc nuôi trai cấy ngọc...
Hiện giá lợn hơi chỉ còn trên dưới 37.000 đồng/kg, trung bình người chăn nuôi lỗ gần 10.000 đồng/kg lợn hơi. Đối với gà lông, giá cũng giảm từ 10.000 đồng tới 12.000 đồng/kg. Giá sản phẩm chăn nuôi của chúng ta đang thấp hơn Thái Lan từ 5000 - 6000 đ/kg; Trung Quốc gần 10.000 đ/kg.
Mô hình nuôi sò huyết luân canh trong vuông tôm được ông Lâm Văn Liêm, ấp Công Điền, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) áp dụng thành công. Từ mô hình này, nhiều hộ dân tham quan học hỏi và áp dụng.
Nuôi ong lấy mật không phải là nghề mới ở Bắc Ninh. Trong nhiều năm qua, nghề này chưa có bước phát triển đáng kể bởi những người nuôi ong trong tỉnh chủ yếu vẫn nuôi với hình thức nhỏ lẻ, sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Vài năm gần đây, diện tích vườn đồi, rừng và trang trại trồng trọt của tỉnh đã tăng lên đáng kể, cây cối phát triển xanh tươi, trong đó có nhiều loại cây là nguồn mật cho ong... Một số hộ nông dân tại các địa phương như Phật Tích, Việt Đoàn (Tiên Du), Nam Sơn (T.P Bắc Ninh) và Tân Lãng (Lương Tài)... đã biết tận dụng cơ hội phát triển nghề nuôi ong và đem lại nguồn thu nhập cao, trong khi chi phí đầu tư không lớn.
Nhiều năm đứng trên đất lúa ở huyện Tháp Mười, Cao Lãnh (Đồng Tháp)... cây sen đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.