Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chấn Chỉnh Việc Thu Mua Nông Sản

Chấn Chỉnh Việc Thu Mua Nông Sản
Ngày đăng: 17/03/2014

Từ ngày 7-6, các doanh nghiệp FDI sẽ không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu được.

Ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia thương mại của Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Công Thương, nói thông tư mới của bộ này có điều khoản quy định các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài  (FDI) được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam là nhằm chấn chỉnh lại hệ thống thu mua trong nước theo hướng lành mạnh hơn.

Theo Thông tư 08/2013/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 7-6, các doanh nghiệp FDI sẽ không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu được.

Dù nhiều doanh nghiệp FDI cho rằng thông tư 08 có hiệu lực sẽ gây bất bình đẳng và phân biệt đối xử giữa trong hoạt động kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này, và nguy cơ nông dân sẽ bị ép giá khi việc thu mua chỉ được dành cho doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, một số ý kiến chuyên gia cho rằng các quy định trên là cần thiết trong bối cảnh thị trường nguyên liệu nông sản vốn đã bất ổn trong thời gian qua.

Thực tế trong thời gian qua, việc các doanh nghiệp FDI, thương nhân nước ngoài thu mua nông sản ồ ạt, không phân biệt chất lượng, kích cỡ, chủng loại cũng làm ảnh hướng xấu đến hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay. Nhiều thương nhân nước ngoài đã vào Việt Nam thuê đất trồng lúa, trái cây, các loại nông sản khác..  và cổ xúy cho nông dân cùng mở  rộng diện tích. Nhưng khi họ không còn nhu cầu, thị trường không hút hàng nữa, họ sẵn sàng “dứt áo ra đi” và hậu quả là nông dân phải gánh chịu.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong ngành cà phê, hiện các doanh nghiệp FDI đã thu mua đến gần 60% tổng sản lượng cà phê của cả nước, tương đương 600.000 tấn mỗi năm. Tương tự đối với ngành hồ tiêu, dù chỉ 7 doanh nghiệp FDI hoạt động kinh doanh xuất khẩu tiêu ở Việt Nam, nhưng kim ngạch xuất của họ chiếm đến 36,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2012.

Theo ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), cụ thể trong ngành cà phê, nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động ở Việt Nam vẫn theo kiểu “ăn xổi ở thì”, không đầu tư vào vùng nguyên liệu sản xuất, không có chiến lược dài hạn cho việc phát triển vùng nguyên liệu trong nước, dù trong giấp phép đầu tư của các doanh nghiệp FDI  đã quy định rõ những chức năng này.

Trong khi đó, các doanh nghiệp nội địa phải đầu tư cho vùng nguyên liệu, hỗ trợ cho nông dân từ con giống đến vật tư nông nghiệp, khi đến vụ thu hoạch, nông dân lại bán cho doanh nghiệp FDI với giá cao hơn doanh nghiệp nội địa.

“Doanh nghiệp FDI mua giá cao vì họ không bỏ chi phí đầu tư cho vùng nguyên liệu”, ông Vinh dẫn chứng. Thực tế trong ngành cà phê, nhiều doanh nghiệp FDI vẫn mua nguyên liệu xuất thô để kiếm lợi nhuận nhanh mà không đầu tư cho vùng nguyên liệu.


Có thể bạn quan tâm

Rau Xã Ninh Đông, Thị Xã Ninh Hòa Đạt Chuẩn Vietgap Rau Xã Ninh Đông, Thị Xã Ninh Hòa Đạt Chuẩn Vietgap

Rau Ninh Đông ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3 – Cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản Việt Nam chứng nhận đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGap. Đây là nội dung chính được nhắc đến tại Hội nghị tổng kết “Mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm rau an toàn” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa tổ chức vào sáng 16/9 tại Nha Trang.

19/09/2014
Chàng Kỹ Sư Có Vườn Chanh Thu Nhập Trăm Triệu Chàng Kỹ Sư Có Vườn Chanh Thu Nhập Trăm Triệu

Năm nay, anh Lê Hữu Trường đã bước sang tuổi 34, vậy mà anh vẫn chưa tính đến chuyện lập gia đình. Tìm hiểu mới biết, chàng kỹ sư này đang mải mê làm giàu từ vườn chanh hoa tím cùng với việc nghiên cứu, xử lý và điều trị các loại bệnh trên cây trồng.

19/09/2014
130 Tấn Thanh Long Cho Hà Nội Mỗi Ngày 130 Tấn Thanh Long Cho Hà Nội Mỗi Ngày

Hội nghị kết nối nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giữa TP. Hà Nội và 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng diễn ra tại Phan Thiết vào ngày 18/9/2014. Tại đây, đại diện lãnh đạo Sở Công Thương TP. Hà Nội cho hay, quả thanh long lưu chuyển qua hai chợ đầu mối chủ yếu tại thủ đô để tiêu thụ vào khoảng 130 tấn/ngày.

19/09/2014
Hướng Đến Mặt Hàng Cao Su Sản Xuất Lốp Ô Tô Hướng Đến Mặt Hàng Cao Su Sản Xuất Lốp Ô Tô

Nếu sắp tới không mưa nhiều, không gió bão thì vùng cao su ở Đức Linh, Tánh Linh năm nay khả năng trúng mùa. Tuy nhiên, không có tín hiệu nào để người trồng cao su ở đây hy vọng giá mủ sẽ lên (trong thời gian cạo kéo dài) từ nay đến tết.

19/09/2014
Đặc Sản Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng “Chào Hàng” Thị Trường Hà Nội Đặc Sản Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng “Chào Hàng” Thị Trường Hà Nội

Đây là cơ hội hiếm có để các địa phương tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng cũng như xúc tiến quảng bá, tiếp cận thị trường Hà Nội đối với sản phẩm lợi thế của từng vùng miền. Tại hội nghị, nhiều đặc sản của 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng đã tranh thủ “chào hàng” đến các đơn vị chức năng, doanh nghiệp tại Hà Nội.

19/09/2014