Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăm Sóc Vườn Cây Ăn Quả Trong Mùa Mưa

Chăm Sóc Vườn Cây Ăn Quả Trong Mùa Mưa
Ngày đăng: 14/08/2013

Khi mưa to, gió lớn, cây trồng dễ đổ ngã, vườn cây ẩm ướt và thiếu ánh sáng, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm phát sinh gây hại cây trồng. Để giảm thiểu thiệt hại vườn cây, cần thực hiện một số biện pháp sau:

Tỉa cành, tạo tán cây thích hợp trước mùa mưa: Cắt tỉa những cành tăm trong khung tán lá, cành có sâu bệnh, cành đã thu quả, cành vượt, tạo khung tán lá có dạng hình cái dù hoặc mâm xôi, làm cho vườn cây thông thoáng. Với những loại cây mà bộ rễ ăn nông (ví dụ như đu đủ) nên cắm cọc ở gần gốc cây rồi buộc cây vào cọc để chống đổ ngã (tốt nhất là cắm 3 cọc chụm lại theo kiểu hình chóp). Khơi thông cống rãnh xung quanh và mặt vườn để thoát nước nhanh.

Bón thúc vườn cây vào đầu mùa mưa: Phân chuồng hoai mục + phân NPK, hoặc DAP, hoặc phối hợp các loại phân đơn đạm-lân-kali theo tỉ lệ 1: 4 : 1, bón theo quy trình kỹ thuật trồng cây do khuyến nông hướng dẫn. Xới xáo phá váng đất mặt sau khi mưa lớn để thoát nước và các khí độc trong đất qua bốc hơi, kết hợp dựng ngay những cây đổ ngã.

Bón thúc vườn cây vào cuối mùa mưa: Loại phân bón và kỹ thuật bón phân cơ bản theo nguyên tắc lần bón thúc trước mùa mưa. Lần bón này rất quan trọng để cây trồng sang thời kỳ ra hoa đậu trái.

Phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh: Phun cơ bản 2 lần. Lần 1 sau khi bón thúc đầu mùa mưa; lần 2 sau khi bón thúc cuối mùa mưa. Ngoài ra, tùy theo diễn biến sâu bệnh vườn cây mà có những biện pháp phòng trừ bổ sung kịp thời và hiệu quả. Nếu vườn cây gần ao đang nuôi cá thì không nên dùng các loại thuốc hóa học như Chlorpyrifos, BetaCypermethrin, Diazinon, Endosulfan, Fenvalerate để phun vì các loại thuốc này rất độc với cá, có thể khuếch tán vào nước ao làm chết cá. Khi phun thuốc phòng trừ sâu bệnh phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng, mang đầy đủ bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, giày-ủng, găng tay, nón hoặc mũ, khẩu trang hoặc mặt nạ, kính mắt.


Có thể bạn quan tâm

Các Nhóm Tác Nhân Gây Bệnh Trong Sản Xuất Giống Thủy Sản Các Nhóm Tác Nhân Gây Bệnh Trong Sản Xuất Giống Thủy Sản

Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và sản xuất giống thủy sản nói riêng, điều kiện xuất hiện bệnh có khi xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời 3 yếu tố.

28/02/2014
Mô Hình Nuôi Thương Phẩm Cá Linh Ống (Cirrhinus Jiulleni) Mô Hình Nuôi Thương Phẩm Cá Linh Ống (Cirrhinus Jiulleni)

Từ tháng cuối tháng 9/2010 đến tháng 3/2011, Trung tâm đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm tại hộ ông Nguyễn Văn Quốc ngụ tại ấp Bình Hưng 2, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

28/02/2014
Cần Tăng Sức Đề Kháng Cho Tôm, Nghêu Khi Thời Tiết Thay Đổi Bất Thường Để Tránh Thiệt Hại Cần Tăng Sức Đề Kháng Cho Tôm, Nghêu Khi Thời Tiết Thay Đổi Bất Thường Để Tránh Thiệt Hại

Hiện nay, nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL như: Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang… liên tục xảy ra tình trạng tôm, nghêu chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi, có nơi thiệt hại lên tới 80-100%.

28/02/2014
Thiếu Nguồn Tôm Giống Thẻ Chân Trắng Chất Lượng Ở Cà Mau Thiếu Nguồn Tôm Giống Thẻ Chân Trắng Chất Lượng Ở Cà Mau

Với lợi thế thời gian nuôi ngắn và sản lượng cao, cùng với giá cả liên tục tăng cao, tôm thẻ chân trắng đã được nông dân chọn làm đối tượng nuôi công nghiệp. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau chưa sản xuất được con giống thẻ chân trắng.

28/02/2014
Mô Hình Nuôi Tôm Cá Kết Hợp Ở Sóc Trăng Mô Hình Nuôi Tôm Cá Kết Hợp Ở Sóc Trăng

Theo kinh nghiệm của nhiều hộ nuôi cá rô phi luân canh với tôm nước lợ cho biết, quy trình này thành công cao nhất khi tận dụng nước nuôi cá rô phi để nuôi tôm thì bà con nên nuôi ở mật độ dưới 50 con/1 mét vuông. Với mật độ này sẽ tiết kiệm được gần 20% chi phí đầu vào và tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.

28/02/2014