Chăm Sóc Và Quản Lý Ruộng Mạ
Chăm sóc mạ dược:
Nước: Ở thời kỳ mạ non (từ gieo đến 3lá), mặt luống cần được giữ ẩm để rễ phát triển thuận lợi. Khi mạ có 4 lá đến nhổ cấy tùy theo thời tiết và sinh trưởng của mạ để quyết định chế độ tưới nước. Khi cần chỉ tưới nước vào rãnh để luống mạ đủ ẩm. Trước khi nhổ có thể tưới trước 5-7 ngày cho đất mềm, dễ nhổ, tránh đứt rễ.
Phân bón: Bón thúc vào thời kỳ mạ 3-4 lá, Lượng bón từ 0,5- 1,0 kg Urê/ sào Bắc bộ tùy theo giống và độ phì đất. Trước khi nhổ cấy 3-5 ngày, có thể bón tiễn chân giúp cây mạ ra rễ mới. Mạ tốt, mạ già không nên bón thúc nhiều.
Phòng chống rét: Dùng các giống chịu rét. Gieo đúng thời vụ, gieo vào lúc trời ấm, gieo mật độ dày, tăng phân chuồng và lân, không bón đạm vào lúc trời rét, điều tiết nước và che phủ Nilon cho mạ trong những đợt rét.
Phòng chống mạ già, mạ ống: Mạ đông xuân rất mẫn cảm với nhiệt độ. Cần đề phòng mạ ống khi thời tiết ấm, nhiệt độ bình quân trên 200c kéo dài và tích ôn đạt 5000c . Điều kiện đất tốt, nước nhiều, gieo dày cũng dẫn tới mạ ống.
Biện pháp chống mạ già và ống: Rút nước để ruộng mạ khô, không bón đạm, bố trí thời vụ thích hợp và tránh tình trạng “mạ chờ ruộng”.
Phòng chống sâu bệnh cho mạ: Tiến hành phòng trừ khi sâu bệnh phát sinh rộ.
Tiêu chuẩn mạ tốt: Mạ cứng cây, khỏe, tỉ lệ bẹ / lá cao, đanh dảnh, màu sắc lá xanh vàng, tỉ lệ C/N thích hợp, mạ không bị ống, có sức ra rễ mạnh và không có sâu bệnh.
Đúng tuổi: Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ và phương pháp làm mạ. Để tính tuổi mạ có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá. Thí dụ, ở vụ mùa tính tuổi mạ theo ngày tuổi, còn ở vụ đông xuân theo số lá (mạ dược 5-6 lá, mạ sân hoặc mạ trên nền đất cứng 2-3 lá).
Chăm sóc mạ sân:
Đối với mạ sân, sau khi gieo hạt cần đặt biệt điều tiết nước và giữ ẩm cho mạ. Số lần tưới nước phụ thuộc vào nhiệt độ và cường độ ánh sáng trong ngày. Ở vụ mùa số lần tước nước đòi hỏi nhiều hơn ở vụ xuân, đặc biệt vào những ngày nắng nhiều và nhiệt độ cao. Khi đó, cứ 20- 30 phút cần tưới nước một lần để giữ ẩm. Khi mạ có 2,5 - 3 lá là đủ tuổi để nhổ cấy.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh lem lép hạt làm biến màu vỏ hạt lúa, có thể gây hại trên vỏ trấu hoặc bệnh trong hạt. Trên vỏ hạt, triệu chứng thay đổi tùy loài vi sinh vật gây hại và tùy mức độ nhiễm bệnh. Triệu chứng bệnh là những vết nhỏ màu nâu đen, hoặc là những mãng nâu bao phủ cả vỏ hạt. Bệnh nặng làm toàn thể vỏ hạt nâu đen, hạt gạo bên trong bị lép hoặc bị biến màu, đôi khi có mùi mốc. Ở đồng bằng sông Cửu Long bệnh rất phổ biến, gây hại đáng kể cho vụ lúa hè thu và thu đông, khi lúa đang trổ mà gặp mưa bảo, sau đó nắng hạn, ruộng bị chua phèn, thiếu nước. Tỉ lệ thiệt hại có thể lên đến 15-20%.
Ngài cái của sâu đục thân 5 vạch đầu nâu có tính hướng quang mạnh, ngài cái vào đèn nhiều hơn ngài đực. Mỗi ngài cái đẻ từ 3-4 ổ trứng (có 40-82 quả trứng/ổ) và số trứng của một con có thể đẻ là 124-210 quả nhưng chúng không bao giờ đẻ hết số trứng, sau khi chết bao giờ cũng còn từ 10-100 quả trong bụng và nếu nhiệt độ thấp, mưa gió nhiều thì số trứng còn lại trong bụng nhiều. Ngài của loại sâu này thích đẻ trên lúa xanh hơn trên mạ. Một năm sâu đục thân 5 vạch đầu nâu phát sinh 6 lứa. Điều kiện nhiệt độ thích hợp cho loài sâu này phát triển trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng là nhiệt độ thấp, chúng có thể phát triển bình thường trong môi trường lạnh.
(Tên khoa học: Nymphula depunctatus Guenee hoăc tên khác: Nymphula staynalis; Zebronia decasalis; Hydrocaupa depunctalis Guenee) Thuộc Họ: Pyralidae Bộ: Lepidoptera Đặc điểm hình thái:
Cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, cần sử dụng 16 nguyên tố, C, H, O chiếm cao và có trong tự nhiên. Còn lại 13 nguyên tố cần phải bổ sung
Tên khoa học: Scirpophaga incertulas Walker. Là loại sâu hại chính gây hại trên lúa, ở vụ xuân gây hại chủ yếu trên trà xuân muộn, vụ mùa gây hại hầu hết các trà lúa đặc biệt trà lúa mùa trung, chính vụ và mùa muộn.