Chăm sóc táo đại sau khi thu hoạch
Táo đại (Đại táo) là giống cây ăn quả dễ trồng, thích hợp cho mọi loại đất, năng suất cao và ổn định, không có sâu bệnh nguy hiểm. Giống Đại táo là giống chín muộn, thời gian thu hoạch quả từ 20/1- 25/2, chín vào dịp tết âm lịch.
Năng suất quả đạt 7-8 tấn/ha (tuổi 1), 10-12 tấn/ha (tuổi 2), đặc biệt giống Đại Táo 15 là giống quả rất to, khối lượng trung bình quả từ 70-100 gam, khi chín màu vàng sáng, ăn giòn, ngọt mát được người tiêu dùng ưa thích.
Tuy nhiên, sau khi thu hoạch xong, cây táo đã mất đi một lượng dinh dưỡng lớn để nuôi quả, cây thường có dấu hiệu kiệt quệ. Nếu không có những biện pháp tác động kịp thời thì ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng quả năm sau. Sau đây, xin giới thiệu với bà con một số kỹ thuật chăm sóc cây táo nói chung và táo đại nói riêng:
1/ Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình
Hằng năm, táo phải được đốn để cho cây trẻ lại mới có năng suất và chất lượng tốt. Có hai cách đốn là đốn phớt và đốn đau:
Đốn phớt làm sau mỗi vụ thu hoạch. Cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 1 đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.
Đốn đau nhằm mục đích tạo tán từ khi cây còn nhỏ trên một năm tuổi đến khi lớn. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.
2/ Kỹ thuật bón phân
Lần 1: Ngay sau khi đốn táo, xới xung quanh gốc, bón 10-20kg phân chuồng hoai mục + Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE với liều lượng 1kg/gốc kết hợp phun phân bón lá NANO-S với liều lượng 30ml cho bình 16 lít; Phun đều trên cây lá để cây sinh trưởng và phát triển thân cành lá tốt, giúp cây chống chịu hạn tốt hơn.
Lần 2: Trước khi cây ra hoa rộ, bón phân Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE với liều lượng 1-1,5kg/gốc, kết hợp phun phân bón lá Amino Kyto (Thần Nông 888) với liều lượng 30ml cho bình 16 lít; Phun ướt đều mặt lá để tăng hệ miễn dịch, hạn chế nấm bệnh, phun định kỳ 7 ngày/lần (2-3 lần).
Lần 3: Sau khi cây đậu quả xong, bón phân Sitto Phat 16-8-16-12SiO2+TE với liều lượng 1-1,5kg/gốc tùy theo số lượng quả trên cây mà số lượng bón tăng hay giảm, kết hợp phun phân bón lá Caciul-Boron với liều lượng 30ml + Vita Plant 20gr/ bình 16 lít, phun ướt đều mặt lá để tăng khả năng đậu quả. Có thể tiến hành phun bổ sung 2-3 lần, định kỳ 7-10 ngày/1lần.
3/ Phòng trừ sâu bệnh
Rệp sáp: Trong giai đoạn này, đối tượng gây hại cây táo chủ yếu là rệp sáp. Chúng gây hại bằng cách chích hút trên các đọt non, cuống hoa, cuống lá non làm cho đầu cành và lá bị quăn queo, không phát triển được, hoa và quả bị rụng.
Biện pháp phòng trừ: Có thể sử dụng một số loại thuốc như: Actata, Applaud, Admire, … để trừ và rải Regent dưới gốc để diệt và đuổi kiến.
Bọ xít: Chích hút nhựa đọt non, lá non làm héo và chùm đọt, đặc biệt là trái non tạo ra các chấm đen trên vỏ quả, làm rụng nhiều quả, là cửa ngõ xâm nhập của nhiều loại nấm bệnh, làm giảm rõ rệt năng suất và chất lượng quả.
Biện pháp phòng trừ: có thể sử dụng Sherpa (0,1%), Trebon (0,1-0,2%), Dantiol(0,1-0,2%),…/.
Có thể bạn quan tâm
Trên lá, bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở mặt dưới lá trước sau đó mới lan dần. Khi mới xuất hiện đốm bệnh có hình tròn, màu xám xanh,
Táo xử lý đột biến như: táo 12 (ngọt), táo 32, táo Đào Tiên, đại táo 15 và giống ngoại nhập như: táo Đào Vàng, Lê Lai, Đào muộn, X12, táo Đài Loan...
Hiện đang là thời điểm chăm sóc và thu hoạch táo ta đầu vụ. Tại nhiều vùng trồng táo đã có hiện tượng táo rụng quả hàng loạt khi sắp chín, quả táo rụng