Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Cây thanh long ruột đỏ trên đất núi

Cây thanh long ruột đỏ trên đất núi
Tác giả: Thanh Tiến
Ngày đăng: 27/11/2018

Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất rau sạch và tuân thủ nghiêm túc tôn chỉ “rau đưa ra thị trường phải là rau an toàn”, anh Vũ Đình Thuấn - Giám đốc Công ty Cổ phần Rau, củ, quả Nhật Việt (Rau Nhật Việt) đã thành công ở phân khúc thị trường tiềm năng nhưng cũng nhiều rủi ro này.

Anh Thạo thu hoạch thanh long ruột đỏ

Tận dụng điều kiện thổ nhưỡng đặc thù, nông dân huyện Tịnh Biên đã mang cây thanh long ruột đỏ về miền đất núi. Hiện nay, mô hình mang lại hiệu quả so với các loại cây ăn trái khác.

Thời gian qua, Tịnh Biên đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tận dụng điều kiện đặc thù địa phương. Trong đó, cây thanh long ruột đỏ đang phát triển theo hướng tích cực, tạo nguồn thu cho nông dân xứ núi. Anh Nguyễn Văn Thạo (nông dân thị trấn Tịnh Biên, Tịnh Biên) đã gắn bó với cây thanh long ruột đỏ 5 năm nay. Thời điểm chúng tôi đến, anh đang thu hoạch thanh long bán cho thương lái tại địa phương để xuất sang Campuchia. “Cây thanh long ruột đỏ thích nghi với môi trường đất núi khô hạn. Trước kia, tôi trồng cây xoài và tầm vông nhưng hiệu quả không cao. Do đó, tôi quyết định “thử sức” với cây thanh long. Sau thời gian canh tác, tôi thấy đây là mô hình hiệu quả, phù hợp với thổ nhưỡng và có giá trị kinh tế khá so với cây trồng khác” - anh Thạo phấn khởi.

Hiện tại, anh Thạo đang bán thanh long cho thương lái với giá 11.000 đồng/kg trái loại lớn, trái nhỏ giá 8.000 đồng/kg. Đây là thời điểm gần cuối vụ thu hoạch nhưng nhu cầu từ thị trường Campuchia đối với loại trái này không giảm. Anh Thạo cho biết, chất lượng thanh long ruột đỏ vốn thơm, ngọt hơn loại ruột trắng. Hiện tại, thanh long “miệt dưới” đang dội chợ nhưng vườn thanh long của anh không bị ảnh hưởng nhiều. “Nếu tính hết năm thì vườn thanh long ruột đỏ của tôi có thể cho 14 tấn trái, với mức giá bình quân 10.000 đồng/kg. Để tăng vị ngọt cũng như đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, tôi sử dụng chủ yếu phân bò bón thanh long. Ngoài ra, các công đoạn chăm sóc cũng hạn chế phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, bởi loại cây này có sức đề kháng với sâu bệnh khá tốt”.

Bước vào vườn thanh long của anh Thạo, chúng tôi nhìn thấy những trái thanh long chín đỏ như đốm lửa đang chờ bàn tay của người nông dân đến thu hoạch. Anh Thạo đến với cây thanh long ruột đỏ từ thông tin trên Internet, sau đó biết xã An Cư (Tịnh Biên) đang trồng loại cây này nên đến mua giống. Sau 5 năm gắn bó với loại cây họ xương rồng, anh đã có nguồn thu ổn định và vượt xa so với cây xoài trước đây. Hiện tại, anh bán giống thanh long ruột đỏ cho nông dân khắp nơi với giá 8.000 đồng/nhánh. Từ đầu năm 2018 đến nay, anh đã bán hơn 6.000 nhánh thanh long giống, góp phần tăng nguồn thu cho gia đình.

“Tôi dự định sẽ mở rộng diện tích trồng thanh long thêm khoảng 2 - 3 công đất vào năm sau. Hiện, vườn của tôi đang canh tác 500 trụ thanh long nên muốn mở rộng thêm 200 - 300 trụ nữa, bởi điều kiện chăm sóc loại cây này khá đơn giản. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công với loại cây này bởi thổ nhưỡng và kinh nghiệm canh tác không giống nhau. Nhiều người phải bỏ vườn hoặc hiệu quả không như mong đợi nên buộc chuyển sang cây trồng khác” - anh Thạo thật tình.

Là một trong số ít người đầu tiên đưa cây thanh long ruột đỏ về với đất núi Tịnh Biên, lão nông Hồ Văn Ri (ngụ xã An Cư) cho rằng, đất ở vùng Bảy Núi khá phù hợp với đặc tính chịu hạn của cây thanh long. Để thanh long phát triển tốt, đòi hỏi người nông dân phải siêng năng chăm sóc và chú ý đến việc sử dụng phân chuồng. Đây là yếu tố giúp thanh long cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Với nguồn nước tưới được cung cấp bởi hệ thống trạm bơm thủy lợi vùng cao 3-2, ông Ri đang cố gắng duy trì, phát triển mô hình trồng thanh long ruột đỏ của mình.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tịnh Biên Trần Hiếu Thuận thông tin: “Mục tiêu của Tịnh Biên là phát triển những cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kết hợp tận dụng đặc thù thổ nhưỡng vùng núi. Bên cạnh cây thanh long ruột đỏ, chúng tôi phát triển cây dược liệu, cây khoai mì công nghiệp và các giống lúa đặc sản vùng Bảy Núi. Đồng thời, địa phương còn có các mô hình canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: trồng dưa lưới hay canh tác rau thủy canh. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tạo điều kiện để nông dân xứ núi tiếp cận với những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả tương tự như cây thanh long ruột đỏ”.


Có thể bạn quan tâm

Khôi phục giống nếp Hương Bàu Khôi phục giống nếp Hương Bàu

Giống nếp Hương Bàu hay còn gọi là Hương Lân có từ rất lâu ở các xã cánh đông của huyện Thăng Bình nhưng đã bị mai một.

24/11/2018
Canh tác dừa hữu cơ thân thiện với môi trường, hiệu quả cao Canh tác dừa hữu cơ thân thiện với môi trường, hiệu quả cao

Với chất lượng phát triển theo chuẩn hữu cơ, vườn dừa của ông Tâm đã được công nhận là một trong các vườn dừa bố mẹ trên địa bàn tỉnh

27/11/2018
Kinh nghiệm trồng nấm ăn, nấm dược liệu của một thương binh Kinh nghiệm trồng nấm ăn, nấm dược liệu của một thương binh

Là thương binh hạng 3/4, mất 61% sức khoẻ, nhưng anh Ngô Văn Tống vẫn có lãi 200 triệu đồng/năm từ sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu.

27/11/2018