Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Câu Chuyện Quanh Cây Sắn Cần Sớm Hình Thành Quy Hoạch

Câu Chuyện Quanh Cây Sắn Cần Sớm Hình Thành Quy Hoạch
Ngày đăng: 13/08/2013

Theo quy hoạch của Chính phủ thì Lào Cai được xây dựng vùng chuyên canh nguyên liệu sắn có quy mô khoảng 6.000 đến 6.500 ha, dù chưa có quy hoạch sản xuất của tỉnh nhưng năm 2010 trên địa bàn có đến 7.785 ha sắn, năm 2011 tăng lên 9.663 ha, đến cuối năm 2012 diện tích sắn ổn định ở mức 9.305 ha sắn và trong năm 2013 con số này được đánh giá là tương đương năm trước.

Cây sắn có ưu điểm là chu kỳ canh tác ngắn, giá trị sản phẩm đạt khá cao, vốn đầu tư thấp, kỹ thuật canh tác đơn giản và ít sâu bệnh, không có mất mùa, rủi ro do thời tiết. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sắn các loại của thị trường Trung Quốc đang rất cao, giá bán có dao động nhưng không có biên độ thấp, khiến bà con yên tâm mở rộng sản xuất. Năm 2010, toàn tỉnh có 7.785 ha sắn, năm 2011 tăng lên 9.663 ha, đến cuối năm 2012 diện tích sắn ổn định ở mức 9.305 ha sắn và trong năm 2013 con số này được đánh giá là tương đương năm trước. Huyện Bảo Thắng có diện tích cây sắn lớn nhất với 3.024 ha trong năm 2012, huyện Bảo Yên có 2.650 ha, huyện Văn Bàn có 1.645 ha, tiếp đến là các huyện Bát Xát, Bắc Hà, thành phố Lào Cai; duy huyện Si Ma Cai không trồng sắn.

Hiện, cây sắn đang mang lại nguồn thu cho nông dân Lào Cai khoảng 130 đến 150 tỷ đồng mỗi năm, nhưng thực tế cây sắn không được khuyến khích phát triển, vì nhiều nguyên nhân. Hầu hết sản phẩm sắn được xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc, năm 2010 Lào Cai có 46,4 nghìn tấn củ sắn tươi và 36,9 nghìn tấn sắn khô xuất khẩu, năm 2011 là 126,9 nghìn tấn củ sắn tươi và 35,5 nghìn tấn sắn khô, năm 2012 xuất khẩu 166,8 nghìn tấn củ sắn tươi và 21,3 nghìn tấn sắn khô xuất khẩu. Tổng kết qua nhiều năm cho thấy thị trường nhập khẩu hàng nông sản của Trung Quốc rất bấp bênh, khi hàng hóa có hạn thì giá ổn định, khi hàng nhiều thì giá hạ rất nhanh, điều đó dẫn đến thiệt hại cho cả người sản xuất trong nước và người tham gia kinh doanh.

Hiện, đa số diện tích cây sắn là giống mới cao sản, năng suất đạt mức trung bình tới 12 đến 15 tấn/ha, mặt trái của giống này là gây bạc màu, xói mòn đất rất nhanh, đất mới khai phá cho năng suất sắn cao, nhưng rất nhanh bạc màu. Nguy hiểm hơn, do cây sắn trên địa bàn phát triển tự phát, nên có đến 70% diện tích cây sắn hiện đang trồng trên đất quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp (sai mục đích sử dụng đất), thậm chí có nhiều nơi bà con nông dân phá rừng trái phép để trồng sắn.

Khảo sát ngẫu nhiên tại 6 xã thuộc 3 huyện trọng điểm trồng sắn là Bảo Thắng, Bảo Yên và Văn Bàn, ngành chức năng nhận thấy có 78,4% diện tích sắn đang trồng trái phép trên diện tích đất lâm nghiệp, 2.557 ha trong tổng số 3.260 ha sắn. Trong 3 năm gần đây, giá củ sắn tươi xuất khẩu liên tục trên 1 nghìn đồng/kg, nên tỷ lệ diện tích sắn trồng trên đất lâm nghiệp ngày một tăng lên.

Trồng sắn không đồng nghĩa với phá rừng, nhưng rõ ràng công tác phát triển lâm nghiệp đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong khi đó trồng sắn mang lại nguồn lợi kinh tế chỉ bằng 1 nửa so với trồng rừng. Theo tính toán của giới chuyên môn, thì 1 ha sắn cho nguồn thu khoảng 14 triệu đồng/năm, trừ chi phí đầu tư, người sản xuất có lãi ròng 7 triệu đồng. Trồng rừng có chu kỳ kéo dài 7 năm cho sản lượng khoảng 80 - 100 m3 gỗ, với giá bán trung bình 1,5 triệu đồng/m3 gỗ, mỗi năm rừng cây mang lợi nhuận cho người sản xuất 14 triệu đồng.

Để kiểm soát tốt hơn việc phát triển cây sắn, ngành chuyên mônđã đề xuất giải pháp thuyết phục là sớm xây dựng vùng quy hoạch sản xuất chuyên canh, không để cây sắn tự phát “tấn công” rừng và lấn chiếm đất rừng. Với đặc thù của cây sắn, Nhà nước cần thiết lập hàng rào kỹ thuật thông qua việc nâng mức thuế xuất khẩu với các sản phẩm từ sắn (hiện mức thuế xuất khẩu sắn bằng 0%) nhằm ổn định thị trường, hoạt động sản xuất, chế biến công nghiệp trong nước và hạn chế mở rộng diện tích sắn tự phát. Đồng thời với đó là việc nêu cao trách nhiệm của chính quyền địa phương và các ngành liên quan quản lý sản xuất nông nghiệp, quản lý đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp và nêu cao vấn đề tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về những mối họa khi mở rộng trồng sắn.


Có thể bạn quan tâm

1.520 Triệu Post Được Kiểm Dịch Và Xuất Bán 1.520 Triệu Post Được Kiểm Dịch Và Xuất Bán

Tháng 7/2013 ở Bình Thuận ước sản lượng hải sản nuôi trồng thu hoạch đạt 560 tấn, trong đó sản lượng hải sản nước lợ, nước mặn đạt 537 tấn, cá nước ngọt 23 tấn; lũy kế 7 tháng đạt 6.316 tấn (giảm 17,32% so cùng kỳ). Nguyên nhân do thời tiết năm nay nắng nóng kéo dài, mưa muộn nên toàn tỉnh đến nay chỉ mới thả nuôi con giống trên 45% diện tích.

09/08/2013
Việt Nam Tiếp Tục Được Phép Xuất Khẩu Mật Ong Sang EU Việt Nam Tiếp Tục Được Phép Xuất Khẩu Mật Ong Sang EU

Theo Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), ngày 31/7/2013, Tổng vụ Nông nghiệp của Ủy ban châu Âu (EC) đã có thông báo về việc công nhận bản kế hoạch quản lý dư lượng các chất trong mật ong xuất khẩu của Việt Nam.

09/08/2013
Phát Triển Giống Gà Lai Siêu Trứng Phát Triển Giống Gà Lai Siêu Trứng

Sau gần 2 năm nuôi thử nghiệm thành công tại Việt Nam, Công ty TNHH Ba Huân và các doanh nghiệp, trang trại nuôi gà đẻ khu vực phía Nam vừa ký hợp tác cung cấp, sản xuất giống gà đẻ thương phẩm Hy – Line.

09/08/2013
Sốt Với Cây Hồ Tiêu Sốt Với Cây Hồ Tiêu

Những năm gần đây, hồ tiêu là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Giá hồ tiêu luôn ở mức cao khiến nhiều hộ đua nhau mở thêm diện tích. Người chặt bỏ vườn cà phê, người tìm mọi cách phá rừng để lấy đất trồng hồ tiêu. Mặc dù các cơ quan chức năng đã cảnh báo song người dân không mấy để tâm. “Cơn sốt” này được dự báo là sẽ đi kèm với nhiều rủi ro khó lường.

09/08/2013
Trồng Nấm Rơm Lợi Nhuận Cao Trồng Nấm Rơm Lợi Nhuận Cao

Giá nấm rơm tươi được thương lái thu mua tại chỗ là 24.000 đồng/kg và luộc là 40.000 đồng/kg, đã thu hút khá nhiều nông dân tham gia chất nấm sau khi thu hoạch lúa Hè thu. Huyện Long Mỹ (Hậu Giang) được xem là nơi có nhiều hộ trồng nấm rơm trong tỉnh và những hộ này đã thu được lợi nhuận khá cao.

09/08/2013