Trang chủ / Cây công nghiệp / Cà phê

Cắt Cành Tạo Hình Cây Cà Phê

Cắt Cành Tạo Hình Cây Cà Phê
Ngày đăng: 08/08/2013

Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên vừa nghiên cứu thành công và khuyến cáo bà con nông dân trồng cà phê một số biện pháp kỹ thuật cắt cành, tạo hình cây cà phê nhằm đạt được năng suất cao nhất, chất lượng trái tốt nhất, góp phần phòng chống sâu bệnh và kéo dài tuổi thọ cho vườn cây. Chúng tôi xin ghi lại để bà con tham khảo, áp dụng.

1. Tạo hình nhiều thân không hãm ngọn:

- Nguyên tắc: Với phương pháp này chúng ta nuôi từ 4-6 thân/gốc, để cây sinh trưởng tự nhiên, không hãm ngọn. Quả được thu hoạch hàng năm chủ yếu trên các cành cơ bản và có xu hướng tập trung ở phần trên tán. Các cành này được cắt bỏ sau 2-3 vụ thu hoạch.

- Cách làm: Bấm ngọn sớm một lần ở vị trí thấp rồi nuôi nhiều thân, trồng nghiêng hoặc uốn cong thân để kích thích cây phát nhiều chồi. Hàng năm cưa luân phiên 1-2 thân già cỗi và nuôi 1-2 thân mới để thay thế.

- Ưu điểm: Thuận lợi chính của kỹ thuật này là đơn giản, dễ làm, ít tốn công cắt cành hàng năm, chi phí thấp. Nơi khan hiếm công lao động thường áp dụng kỹ thuật tạo hình này.

- Nhược điểm: Do để nhiều thân nên chu kỳ khai thác của một thân ngắn, năng suất toàn vườn cây không ổn định.

2. Tạo hình 1-2 thân có hãm ngọn:

- Nguyên tắc: Nuôi 1-2 thân/hố, hãm ngọn ở độ một cao nhất định. Quả được thu hoạch hàng năm chủ yếu trên các cành thứ cấp.

- Cách làm: Chọn và nuôi cố định từ 1-2 thân/hố. Tùy theo tình hình sinh trưởng của vườn cây mà tiến hành hãm ngọn bằng cách bấm ngọn lần 1 ở độ cao 1,2-1,4m. Tiến hành nuôi tầng hai sau khi bộ tán đã khỏe mạnh và ổn định. Hãm ngọn lần 2 ở độ cao 1,6-1,7m.

Cắt cành hàng năm vào 2 đợt chính: đợt 1, sau khi thu hoạch xong và đợt 2 vào tháng 6-7 hàng năm. Cắt bỏ những cành vô hiệu, những cành mọc ngược vào trong thân chính, các cành sâu bệnh. Cắt ngắn lại các đoạn cành già cỗi ở xa trục thân chính, tỉa bỏ các cành vòi voi. Tỉa hết các cành tăm, cành nhớt, cành yếu; chú ý tỉa kỹ ở phần trên đỉnh tán.

- Ưu điểm là cây sinh trưởng đồng đều, dễ chăm sóc, dễ thu hoạch vì có chiều cao vừa tầm tay, năng suất hàng năm cao và ổn định.

- Nhược điểm của phương pháp là công việc cắt cành tốn nhiều công và đòi hỏi phải có kỹ thuật cao.

3. Tạo tán bổ sung khi cây bị khuyết tán: Nuôi chồi ở các vị trí thích hợp để bổ sung phần tán bị khuyết.


Có thể bạn quan tâm

Cắt Cành Tạo Hình Cây Cà Phê Cắt Cành Tạo Hình Cây Cà Phê

Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên vừa nghiên cứu thành công và khuyến cáo bà con nông dân trồng cà phê một số biện pháp kỹ thuật cắt cành, tạo hình cây cà phê nhằm đạt được năng suất cao nhất, chất lượng trái tốt nhất, góp phần phòng chống sâu bệnh và kéo dài tuổi thọ cho vườn cây

22/01/2011
Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Chế Biến Cà Phê (Phần 3) Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Chế Biến Cà Phê (Phần 3)

Sử dụng các loại giống đã được nhà nước công nhận do cơ sở được phân công sản xuất cung cấp giống. Tiêu chuẩn vườn chọn làm vườn giống, cây chọn làm giống, quả giống đã được Bộ Nông nghiệp ban hành theo tiêu chuẩn cấp ngành

21/04/2011
Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Chế Biến Cà Phê (Phần 1) Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Chế Biến Cà Phê (Phần 1)

Cây cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857, trước hết là ở một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kontum... Song mãi tới đầu thế kỷ hai mươi trở đi thì cây cà phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ - Nghệ An và sau đó là ở Đắc Lắc và Lâm Đồng

21/04/2011
Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Chế Biến Cà Phê (Phần 2) Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Chế Biến Cà Phê (Phần 2)

Trong cà phê vối có rất nhiều chủng loại khác nhau về kích thước lá, độ gợn sóng của phiến lá, màu sắc lá và quả, hình dạng quả, song chủng loại được trồng rất phổ biến ở nhiều nước là Robusta

21/04/2011
Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Cho Năng Suất Cao Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Cho Năng Suất Cao

Cà phê là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nên mỗi năm phải bổ sung thêm 10-15kg phân chuồng ủ hoai/cây và bón vào sau thu hoạch. Phân hóa học bón 3 đợt/năm: vào đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa

22/01/2011