Cao su bị đốn hạ vì giá mủ xuống thấp, người trồng thua lỗ
Tại tỉnh Phú Yên, mủ cao su liên tục rớt giá, hiện chỉ còn từ 7000 đồng – 8000 đồng/kg, thấp hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chi phí phân bón, công chăm sóc, cạo mủ đều tăng nên người trồng cao su bị lỗ nặng.
Chỉ còn khoảng một tháng nữa là vào mùa thu hoạch mủ cao su nhưng với giá thấp như hiện nay, người nông dân không mặn mà với việc cạo lấy mủ. Hơn 6 ha cao su gần 10 năm tuổi ở các xã Eabar, Ealy, huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên vừa bị người dân đốn hạ.
Ông Lê Văn Minh, xã EaBar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên cho biết: “Hồi trồng cao su chọn đất tốt trồng, bây giờ chặt bỏ thấy tiếc quá. Cuối cùng buộc phải phá chứ khai thác hai năm lỗ mấy chục triệu đồng rồi”.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ khoai có giá nên sau khi thu hoạch xong vụ thứ 1, bà con nông dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) khẩn trương làm đất xuống giống tiếp vụ 2/2014.
Theo ngành nông nghiệp huyện Vị Thủy (Hậu Giang), hiện diện tích dưa hấu tại huyện đã giảm đáng kể do đầu ra và giá cả bấp bênh. Cụ thể, giá dưa hiện chỉ còn 1.500-2.000 đồng/kg. Giá quá thấp dẫn tới thua lỗ, nên nhiều hộ tự mang sản phẩm chất đống trước nhà để bán, nhưng cũng chỉ được 2.500-3.500 đồng/kg, trong khi giá dưa bán tại các chợ đầu mối từ 5.000-6.000 đồng/kg.
Tăng năng suất, khắc phục hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng là yêu cầu chính đặt ra đối với đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác hợp lý nhằm đảm bảo và nâng cao năng suất, chất lượng sầu riêng ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa)”.
Nhà vườn ở miền Tây đang mùa trái chín bắt đầu “thấm đòn” trước tác động kép: Hàng tiêu thụ chậm nay lại gặp thêm “nhà xe” tăng phí vận chuyển. Thương lái, nhà vựa thu mua trái cây cầm chừng, trái cây rớt giá sâu.
Ông Nguyễn Công Thừa, chủ nhiệm Hợp tác xã rau Anh Đào (Đà Lạt, Lâm Đồng), cho biết do ảnh hưởng của thời tiết, mưa nhiều và nguồn cung giảm, chưa kể chi phí vận tải cũng tăng, khiến giá nhiều mặt hàng rau tăng từ 100-200%.