Cần Thơ Kiến Nghị Chính Phủ Cho Mua Thóc Tạm Trữ Thay Gạo
Thực tế cho thấy, việc mua gạo tạm trữ có lợi không nhiều đối với nông dân. Các doanh nghiệp chỉ mua với giá cao hơn thời điểm chưa có chủ trương mua tạm trữ từ 100-300 đồng/kg.
Tại Hội nghị tổng kết công tác mua gạo tạm trữ do Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức ngày 27/5, các đại biểu đã thống nhất kiến nghị Chính phủ cho mua thóc Đông Xuân và Hè Thu hàng năm để tạm trữ thay vì mua gạo như hiện nay.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cần Thơ cho biết việc mua thóc tạm trữ có lợi hơn mua gạo bởi thóc có thời gian bảo quản lâu hơn gạo. Do vậy, trường hợp xuất khẩu gạo gặp khó khăn vẫn có thể trữ lại thóc mà không lo bị giảm chất lượng, mất giá.
Mặt khác, hiện các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ mua gạo tạm trữ đều không mua trực tiếp mà qua thương lái. Trong khi đó, nhiều trường hợp thương lái trộn lẫn các loại thóc với nhau để xay xát. Cách làm đó khiến gạo thành phẩm kém đồng nhất về chất lượng nên khách hàng nước ngoài không ưa chuộng. Trường hợp người dân bán được, giá cũng không cao.
Thực tế cho thấy, việc mua gạo tạm trữ có lợi không nhiều đối với nông dân. Các doanh nghiệp chỉ mua với giá cao hơn thời điểm chưa có chủ trương mua tạm trữ từ 100-300 đồng/kg. Như vậy, nông dân không có lợi nhiều, phần lớn lợi nhuận qua xuất khẩu gạo đều vào tay doanh nghiệp. Nguồn vốn hàng nghìn tỷ đồng Nhà nước cho các doanh nghiệp vay (lãi suất bằng 0%) để mua gạo tạm trữ trở thành vốn lưu động của các doanh nghiệp.
Trước tình trạng đó, các đại biểu kiến nghị Chính phủ, thông qua địa phương tham gia vào quá trình mua thóc tạm trữ theo giá có lợi cho nông dân và đưa vào nguồn dự trữ quốc gia. Khi cần thiết, cơ quan này có thể bán lại cho doanh nghiệp để chế biến xuất khẩu.
Các đại biểu cho rằng cách làm này giúp giá thóc ổn định, nông dân yên tâm sản xuất. Thị trường thóc gạo không còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp xuất khẩu đồng thời giúp giảm bớt áp lực cho Chính phủ về việc hỗ trợ số vốn lớn (từ 7.000-8.000 tỷ đồng lãi suất bằng 0%) để thu mua tạm trữ gạo hàng năm.
Trong đợt mua gạo tạm trữ vừa qua, các doanh nghiệp tại Cần Thơ đã mua được trên 147.000 tấn, đạt 100,8% chỉ tiêu được giao.
Có thể bạn quan tâm
Mùa nước nổi kéo theo nhiều tôm cá đổ về nội đồng, cũng là thời điểm nông dân tạm gác cuốc cày để thả lưới giăng câu. Nhưng năm nay, đã bước vào trung tuần tháng 7 âm lịch, nhiều cửa hàng bán ngư cụ vẫn thưa khách.
Mùn cưa cây cao su là nguyên liệu chính để trồng nấm sò, sau khi dùng xong, thải ra, ông Đỗ Đình Hòa ở xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định) tái sử dụng trồng nấm rơm có hiệu quả cao.
Cách trung tâm Thủ đô gần 30 km, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) được biết đến bởi mô hình trồng rau hữu cơ giúp nông dân đổi đời với những cánh đồng cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha/tháng.
Nghề nuôi con cá “tỷ đô” này đã trải qua nhiều thăng trầm, không ít nông dân nuôi cá thua lỗ phải “bỏ ao” nhưng hàng năm ông Năm Đời vẫn lời bạc tỷ và trở thành người giàu nhất ở xứ cù lao Tân Phong.
Sáng 25/8, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau phối hợp với Ban quản lý các chợ tiến hành kiểm tra xử lý nghiêm hành vi mua bán cá non tại các điểm chợ trên địa bàn thành phố Cà Mau.