Cần thay đổi mô hình nuôi tôm biển
Tại hội nghị về bàn giải pháp nuôi trồng thủy sản do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức vào đầu tháng 8-2015, các doanh nghiệp và nhà khoa học cho rằng, chính quyền và nông dân phải đổi mới tư duy và kỹ thuật trong triển khai mô hình nuôi tôm mới có thể đối phó với điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt như hiện nay.
Khó kiểm soát được lịch thời vụ
Hàng năm, đến khoảng 15-8 sẽ kết thúc việc thả giống tôm biển đúng với lịch thời vụ. Năm nay, 3 huyện biển đều đồng loạt xin chủ trương kéo dài thời gian thả giống đến hết tháng 10. Hiện có nhiều nông dân nuôi tôm đã mất niềm tin với tôm biển thâm canh. Trong đó, nhiều người rất dè dặt trong cải tạo ao và chần chờ trong thả nuôi, một số hộ chuyển sang nuôi tôm xen với cá rô phi.
Ông Lê Văn La - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Đại cho biết: “Kế hoạch của huyện là 18 ngàn héc-ta nhưng bà con chỉ mới thả giống khoảng 15 ngàn héc-ta. Bà con hiện rất dè dặt trong việc thả nuôi vụ này, phần nhiều do thời tiết diễn biến bất thường như độ mặn cao, nắng nóng đã dẫn đến tình trạng môi trường nước không ổn định.
Mặt khác, chất lượng tôm giống, thức ăn, thuốc vẫn chưa được kiểm soát tốt. Người nuôi đang đứng trước bộn bề khó khăn. Chúng tôi cũng lúng túng trong việc tuyên truyền về lịch thời vụ cho bà con và quản lý chặt vùng nuôi”.
Thạnh Phú và Ba Tri cũng trong tình cảnh không lạc quan gì hơn Bình Đại. Ông Lâm Văn Tân - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạnh Phú cho biết: Vụ vừa qua, diện tích nuôi tôm trên toàn huyện bị thiệt hại đến 60%, nguyên nhân chủ yếu là bệnh đốm trắng và gan tụy nhưng trong số đó chỉ 1 - 2% được nhận chlorine từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ để diệt mầm bệnh, cải tạo ao. Cùng với những bất lợi về thời tiết, mầm bệnh còn lại trong ao nuôi, do nhiều nông dân không đủ khả năng cải tạo ao, đã khiến bà con chần chờ thả tôm giống.
Thay đổi mô hình để hạn chế rủi ro
Đại diện Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam cho biết: Những diễn biến bất lợi của thời tiết gây ra bệnh gan tụy cấp tính trong ao nuôi. Hiện nay, tại Bến Tre, công ty đã thu hẹp diện tích thả nuôi từ hơn 1.000ha xuống chỉ khoảng 100ha, chủ yếu tập trung đầu tư canh tác mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, với số tiền đầu tư khoảng 10 tỷ đồng/ha.
“Mô hình siêu thâm canh được thực hiện bằng cách lắp đặt hệ thống ống có thể hút sạch chất thải đáy ao bất cứ lúc nào. Đồng thời, có máy tính toán lượng thức ăn phù hợp với tôm trong ao để đảm bảo không bị thừa thức ăn dưới đáy ao. Lắp đặt hệ thống lưới có tác dụng hạn chế biến đổi khí hậu bao phủ ao, tôm giống trước khi thả được ươm trong nhà khoảng 20 ngày, mật độ chỉ từ 100 - 150 con/m2
. Với mô hình này, các ao tôm của công ty cơ bản không bị điều kiện thời tiết, dịch bệnh tác động. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn lỗ do giá tôm quá thấp, trong khi mô hình này cũng khó áp dụng đối với hộ nông dân vì kinh phí quá lớn” - đại diện Công ty CP cho hay.
Ông Nguyễn Trọng Huy - Giám đốc Công ty TNHH đầu tư thủy sản Huy Thuận cho rằng, đây là thời điểm khó khăn nhất của nghề nuôi tôm biển thâm canh. Giá tôm dự kiến từ nay đến cuối năm và khoảng 2 năm nữa cũng khó tăng mạnh trở lại, do tôm Việt Nam bị cạnh tranh ngày càng gay gắt từ tôm Thái Lan, Ấn Độ. Một bất lợi khác là USD tăng giá (so với tiền Việt Nam) khiến doanh nghiệp nước ta khó cạnh tranh với doanh nghiệp của các nước này tại những thị trường lớn của thế giới.
“Doanh nghiệp và nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Đây là nghề truyền thống nên bằng mọi cách cũng phải duy trì. Tôi hy vọng Nhà nước sớm triển khai Nghị định số 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, chúng tôi có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để đầu tư tái sản xuất và thực hiện mô hình nuôi 1 vụ trong các ao có nguồn gốc từ ruộng muối hay nuôi xen hoặc chuyên canh tôm càng xanh toàn đực ở các ao có độ mặn dưới 15%o. Đây là những mô hình ít rủi ro, mức đầu tư vừa phải và góp phần cải thiện môi trường” - ông Huy nói.
Có thể bạn quan tâm
Trong tuần qua, chuối đã được tiêu thụ mạnh trở lại trên địa bàn huyện này. Theo một số hộ trồng chuối ở huyện Tuy An (Phú Yên), toàn bộ chuối ở các xã An Xuân, An Lĩnh và An Thọ được tư thương về tận thôn, xóm thu mua, sau đó tập kết tại thị trấn Chí Thạnh để chuyển lên các xe container đưa sang Trung Quốc tiêu thụ, mỗi ngày 60 tấn.
Đó là những cây nhãn trồng riêng lẻ trong vườn nhà dân không vì mục đích kinh doanh, chỉ lấy bóng mát. Ngành chuyên môn sẽ vận động, thuyết phục người dân đốn bỏ triệt để những cây nhãn này trong chiến dịch phòng chống dịch bệnh chỗi rồng trên cây nhãn năm nay.
Thời gian gần đây, mô hình trồng mận An Phước trong nhà lưới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nhà vườn Lai Vung (Đồng Tháp). Với mô hình sản xuất này, trung bình 1.000m2 mỗi năm nhà vườn có thể lãi từ 60 - 70 triệu đồng.
“Nôm na thì cứ gọi nhãn Miếu, vì cây nhãn nằm gần ngôi miếu cổ, hoặc nhãn điếc vì quả có hạt nó rất nhỏ, nhăn nheo hoặc không có hạt, nhưng hương vị của nó thì… miễn chê” - Ông Vương Đăng Chính người làng Tân Chính, xã Đại Hoá, huyện Tân Yên (Bắc Giang) cho biết như vậy.
Đó là ý kiến của đa số đại biểu tham dự hội thảo “Liên kết, hợp tác phát triển ngành dừa bền vững” do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức sáng 8-4. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Lễ hội Dừa Bến Tre lần thứ IV năm 2015 (từ ngày 7 đến 13-4-2015).