Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần 61.000 Tỷ Đồng Phát Triển Ngành Thủy Sản Đến 2020

Cần 61.000 Tỷ Đồng Phát Triển Ngành Thủy Sản Đến 2020
Ngày đăng: 23/06/2012

Với 60.857 tỷ đồng, 30.000 tỷ đồng dành cho phát triển lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, 24.257 tỷ đồng phát triển lĩnh vực chế biến thủy sản và 6.600 tỷ đồng phát triển lĩnh vực khai thác thủy sản.

Cần 60.857 tỷ đồng để phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 là một trong những nội dung được nêu ra tại Hội thảo “Quy hoạch phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” tổ chức ngày 22/6 tại Hà Nội.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám nhấn mạnh, ngành thủy sản cần phát triển thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Bên cạnh đó, ngành cũng cần hình thành các trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường trọng điểm, đảm bảo phát triển hài hòa, đồng bộ và lâu bền vì lợi ích tổng thể.

Theo Quy hoạch, mục tiêu đến năm 2020, sản lượng khai thác thủy sản của cả nước sẽ đạt 2.400.000 tấn với mức tăng trưởng giá trị sản xuất khai thác hàng năm đạt 16-17%; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn với tăng trưởng bình quân 5,2%; kim ngạch xuất khẩu đạt 11 tỷ USD.

Để đạt được các mục tiêu trên, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản Nguyễn Thanh Tùng cho biết, đối với lĩnh vực khai thác, ngành cần tổ chức đánh giá nguồn lợi thủy sản làm căn cứ cho việc quản lý hoạt động khai thác thủy sản và bố trí tàu thuyền, nghề nghiệp phù hợp; nhập công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nghề cá của nước ta; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm sau khai thác, đặc biệt đối với đội tàu đánh bắt xa bờ.

Bên cạnh đó, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng cần chú trọng vào nhập công nghệ sản xuất giống mới hiện đại, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản, ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào nuôi trồng thủy sản.

Các doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu, sản xuất và tăng thị phần các sản phẩm giá trị gia tăng, phù hợp với sức mua, thị hiếu của từng thị trường; phát triển mạng lưới cung cấp, bán buôn đến hệ thống siêu thị thông qua liên kết với nhà nhập khẩu, nhà cung cấp đầu mối.

Ngoài ra, tập trung đầu tư phát triển chế biến thủy sản xuất khẩu theo chiều sâu, đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu để đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường./.

Có thể bạn quan tâm

Lãng phí đất trồng cao su Lãng phí đất trồng cao su

Hàng trăm héc ta đất cấp cho doanh nghiệp trồng cao su tại huyện Đông Giang nhưng lại bỏ hoang hóa, gây lãng phí tài nguyên, trong khi người dân địa phương lại thiếu đất đai để sản xuất.

22/09/2015
Vì sao tôm Việt mất dần lợi thế cạnh tranh Vì sao tôm Việt mất dần lợi thế cạnh tranh

Nếu như năm 2014, ngành tôm vui mừng với kết quả xuất khẩu kỷ lục thì những tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm lại vô cùng khó khăn.

22/09/2015
Họp báo giới thiệu Hội chợ thương mại quốc tế Việt Trung Họp báo giới thiệu Hội chợ thương mại quốc tế Việt Trung

Sáng nay 21/9, Ban tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung (Lạng Sơn 2015) đã tổ chức họp báo. Tham dự có đại diện các Sở ngành, Cục Hải quan, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và đông đảo cơ quan thông tấn báo chí…

22/09/2015
Cau trái được giá bất thường Cau trái được giá bất thường

Sau 6 năm trái cau ế ẩm, trái cau rụng đỏ vườn vì không có người mua, trong khoảng 1 tháng trở lại đây thị trường cau trái trên địa bàn huyện An Lão đã nóng trở lại. Giá trái cau tươi tăng đột biến, dao động từ 1.600đ/kg - 1.800đ/kg, cao nhất từ trước đến nay.

22/09/2015
Miễn thuế cho máy sản xuất nông nghiệp Miễn thuế cho máy sản xuất nông nghiệp

Bộ Tài chính quyết định máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT).

22/09/2015