Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Cải tiến di truyền của tôm sú

Cải tiến di truyền của tôm sú
Tác giả: Hoàng Yến, theo (Tổng hợp)
Ngày đăng: 09/01/2017

Vừa qua, Hội đồng nghiên cứu Australia (ARC) đã tài trợ 5 năm cho Trung tâm Nghiên cứu Chuyển đổi công nghiệp trong việc lai tạo chọn lọc giống tôm sú để tăng cường sự phát triển, sự tồn tại và kháng bệnh nhằm nâng cao năng suất nuôi từ việc cải tiến di truyền của tôm sú.

Trong ảnh: Tôm sú bố mẹ - Ảnh: CTV

Được biết, Trung tâm ARC bao gồm các nhà di truyền học động vật, các nhà nghiên cứu về gen, bệnh học và nuôi trồng thủy sản hàng đầu từ Đại học James Cook, Tổ chức nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) và Đại học Sydney, các chuyên gia về xác định trình tự bộ gen từ các cơ sở nghiên cứu Bộ gen (AGRF) và Đại học Ghent và một trong những nhà sản xuất tôm nuôi lớn nhất của Australia, Seafarms Group. Các kết quả của Trung tâm ARC về lai tạo giống tôm tiên tiến nhằm mang lại những kiến thức di truyền của tôm sú đến một mức độ tương đương như ở gia súc, tạo ra các công cụ và quy trình cần thiết để tiến hành một chương trình nhân giống tiên tiến cho các loài có khả năng mở rộng sản xuất ở quy mô công nghiệp. Đặc biệt, Trung tâm đã nỗ lực chỉ ra các kiến thức về di truyền và kiểu hình giúp các phương pháp thống kê chính xác cao dựa trên các marker bộ gen có thể được sử dụng để dự đoán giá trị di truyền của một con vật nuôi.

Cách tiếp cận này được gọi là chọn lọc gen và gần đây đã được thiết lập như là tiêu chuẩn vàng trong chương trình cải tiến vật nuôi và cây trồng. Việc kết hợp chọn lọc gen vào chương trình lai tạo giống đã được chứng minh làm tăng đến 81% lợi ích di truyền đối với một số đặc điểm và có sự gia tăng trung bình 33% trong độ chính xác giá trị giống so với phương pháp dựa vào kiểu hình thuần túy truyền thống

Hơn nữa, việc chọn lọc bộ gen mang lại nhiều khả năng nhất trong việc lựa chọn các đặc điểm mà không thể đo lường trực tiếp trên các giống tôm tiềm năng (như khả năng chống chịu bệnh, chất lượng thịt và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn), vì việc chọn lọc bộ gen nắm bắt được cả các thành phần gia đình trong và giữa các biến trạng gen. Phương pháp tích hợp các chọn lọc gen vào các chương trình lai tạo tôm giống, đặc biệt là những phương pháp kết hợp các đặc điểm kháng bệnh và sinh lý học, hứa hẹn sẽ tăng nhanh chóng các lợi ích di truyền hơn so với việc chọn lọc kiểu hình truyền thống trong sản xuất giống tôm sú.


Có thể bạn quan tâm

VASEP cảnh báo về lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu VASEP cảnh báo về lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu

VASEP vừa có thông tin cảnh báo doanh nghiệp cẩn trọng khi giao dịch thương mại vì đã có những doanh nghiệp thủy sản đứng trước nguy cơ mất hàng trăm ngàn đô

02/01/2017
Cá ngừ 212 kg giá hơn 14 tỉ đồng Cá ngừ 212 kg giá hơn 14 tỉ đồng

Một con cá ngừ được bán với giá 74 triệu yen (hơn 14 tỉ đồng) trong phiên đấu giá đầu năm 2017 tại chợ cá Tsukiji nổi tiếng ở Nhật Bản.

05/01/2017
Tôm nước lợ được mùa trong khó khăn Tôm nước lợ được mùa trong khó khăn

Vượt qua muôn vàn khó khăn, ngành sản xuất tôm nước lợ đã cán mốc sản lượng 570.000 tấn, tăng 1,3% so với năm 2016. Đây là bàn đạp tốt để con tôm tăng tốc mạnh

06/01/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.